Ăn thịt bạch tuộc có tốt không?

Ăn thịt bạch tuộc có tốt không là câu hỏi của rất nhiều người ưa chuộng món ăn ngon miệng này.

0

Lợi ích sức khỏe của thịt bạch tuộc

PhunuOnline dẫn tin theo fitday&healthyeating.sfgate.com, với vị tươi ngon, không mất nhiều thời gian chế biến, bạch tuộc là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ ngon, bạch tuộc còn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ thể lực

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bạch tuộc chỉ ngon và bổ dưỡng khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi. Ăn thịt bạch tuộc ở mức độ vừa phải, bạn có thể thu được những lợi ích sau:

Bổ sung chất dinh dưỡng

Thịt bạch tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như A, B1, B2, C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, đồng, kẽm, iốt… rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não. Ngoài ra, thịt bạch tuộc lại chứa ít chất béo, phù hợp với những người chơi thể thao, người muốn giảm cân.

Tăng cường sức đề kháng

Thịt bạch tuộc chứa dồi dào canxi, kali, phốt pho, vitamin cũng như một số axit béo omega-3 nên có khả năng tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thịt bạch tuộc chứa nhiều selenium nên có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa protein để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, selenium cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có thể loại trừ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Theo Viện Linus Pauling (Mỹ), cơ thể chúng ta cần 55 microgram selenium mỗi ngày, trong khi 85g bạch tuộc có thể cung cấp khoảng 75 microgram dưỡng chất này.

Tăng cường trao đổi chất

Trong thịt bạch tuộc chứa nhiều vitamin B12 - khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất, tạo ra các tế bào máu đỏ mới và hỗ trợ chức năng não bộ hàng ngày. Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 2,4 microgram vitamin B12 mỗi ngày, tiêu thụ 85g bạch tuộc sẽ thu được 30 microgram vitamin B12.

Lưu ý

Không nên ăn thịt bạch tuộc đốm xanh vì nó chứa nhiều độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hại đến tính mạng. Tốt nhất là bạn nên ăn những loại bạch tuộc tươi sống thông thường, được chế biến kỹ lưỡng tại các cửa hàng thực phẩm uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thịt bạch tuộc có công dụng chữa bệnh

Báo điện tử Người lao động cho biết, bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người.

Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa...

Nên đọc

Cách làm bạch tuộc: Mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt bạch tuộc được dùng trong thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ như mực nang, hải sâm.

Từ bạch tuộc, người ta đã chiết được chất octopamin có tác dụng gây mê, cường giao cảm và một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng bạch tuộc dưới dạng thức ăn - vị thuốc khá phổ biến. Dưới đây là vài cách sử dụng bạch tuộc để trị bệnh:

* Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu: Dùng thịt bạch tuộc nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10 g, có thể đến 20 g, uống với nước ấm hoặc rượu.

Hoặc thịt bạch tuộc 50-100 g, thái miếng; lạc 60 g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho 2 thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến nhừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước một lần trong ngày.

* Chữa suy nhược cơ thể sau sinh: Thịt bạch tuộc 100 g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày.

* Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc tươi 100-200 g, rửa sạch thái nhỏ, xào với dầu cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200 ml nước rồi nấu nhừ; chia làm 2 ăn trong ngày.

Thuốc tham khảo: Calcium Stada 500mg

- Loãng xương có nguồn gốc khác nhau (mãn kinh, người lớn tuổi, điều trị bằng Corticosteroid, cắt dạ dày hoặc bất động).
- Phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
- Điều trị hỗ trợ trong còi xương và nhuyễn xương.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]