Ăn thực phẩm tự nhiên để bổ sung i-ốt

15.6144

I-ốt là một vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể thiếu i-ốt dễ dẫn đến bướu cổ, giảm sút trí nhớ….

Trong bữa cơm hàng ngày, lượng i-ốt được cung cấp đầy đủ và đều đặn qua các loại thực phẩm như hải sản, tôm, cua, cá…, hay các loại thịt, trứng, sữa, nên việc phòng tránh các bệnh liên quan đến thiếu Iốt thường hiếm xảy ra đối với người dân thành thị. Tuy nhiên, tình trạng thừa i-ốt cũng không phải không xảy ra.

Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu i-ốt do nhu cầu tăng cao. Thai phụ thiếu i-ốt dễ xảy ra sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu nặng thì trẻ sinh ra sẽ dễ đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

I-ốt rất cần cho cơ thể nhưng không phải được nạp càng nhiều càng tốt. Khoa họcđã chứng minh rằng nếu cơ thể được nạp quá nhiều i-ốtsẽ xảy ra hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave và cả u tuyến độc giáp, viêm tuyến giáp. Ngoài ra, để tránh nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, những bệnh nhân tim và thận được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng nhiều i-ốt; người bị bệnh cường tuyến giáp không nên dùng i-ốt vì nguy cơ lồi mắt, run tay sẽ nhiều hơn.

 

Ảnh minh họa.

Tác dụng của iốt

– Duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể và sinh ra nhiệt: Thiếu iốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra, gây tổn thương cho các hoạt động cơ bản để duy trì sự sống của cơ thể, đồng thời cũng làm suy giảm các chức năng cơ thể.

– Thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể: Các hoóc-môn tuyến giáp khống chế quá trình phát triển hệ xương, giới tính, và cơ cũng như chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Việc thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp sẽ khiến cơ thể phát triển không bình thường.

– Hỗ trợ phát triển trí não: Trong giai đoạn phát triển trí não nhất định của thai kỳ hay thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ, nhất thiết phải dựa vào các hoóc môn tuyến giáp. Việc thiếu hụt hoóc-môn tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển trí não, về sau sẽ gây trở ngại cho sự phát triển trí tuệ.

Những thực phẩm có nhiều i-ốt

Hàm lượng i-ốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Tiếp đến là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg);

– Trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90μg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật có hàm lượng iốt thấp nhất.

Ngoài ra, trong muối có hàm lượng i-ốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu i-ốt.

Lưu ý: Không phải nạp càng nhiều i-ốt càng tốt. Quá nhiều i-ốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.

Theo Vnmedia.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]