Aspirin hỗ trợ chống lại ung thư

(VTC News) - Các nhà nghiên cứu mới chỉ ra aspirin có thể giúp cơ thể chống lại ung thư

0


Theo nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra Aspirin có thể giúp cơ thể chống lại ung thư khi kết hợp với phương pháp miễn dịch trị liệu. Theo đó, aspirin có tác dụng ngăn cản sự phát triển của một loại phân tử đóng vai trò giúp các khối u tránh tiếp xúc với hệ thống miễn dịch.

Nhờ vậy việc sản sinh các khối u sẽ bị hạn chế. Các chuyên gia cho rằng thông tin này sẽ mang đến nhiều chuyển biến mới trong cuộc chiến chống lại ung thư.
Ảnh minh họa 
Những kết quả kiểm tra đánh giá trong phòng thí nghiệm đã cho thấy các tế bào ung thư da, ung thư vú và ung thư đường ruột có chứa lượng lớn phân tử prostaglandin E2 (hay còn gọi là PGE2).

Tuy nhiên, nghiên cứu trước đó lại đưa ra kết luận: aspirin cùng nhiều thành phần khác trong đại gia đình “thuốc gây ức chế Cox” làm kìm hãm quá trình phát triển của các phân tử PGE2 nên khối u có điều kiện phát triển tự do hơn.

Đối với loài chuột, việc kết hợp phương pháp miễn dịch trị liệu có sử dụng thuốc thúc đẩy hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư cùng với aspirin hay các loại thuốc gây ức chế Cox được kiểm chứng có hiệu quả góp phần làm chậm lại sự phát triển của bệnh ung thư da ác tính và ung thư đường ruột. 

Giáo sư Caetano Reis e Sousa, trưởng đoàn công tác Viện Francis Crick tại Luân Đôn phát biểu: “Chúng ta ngày càng có nhiều những bằng chứng hơn nữa chứng tỏ một số loại ung thư sản sinh ra PGE2 có tác dụng hỗ trợ các khối u tránh tiếp xúc với hệ miễn dịch.”

“Nếu chúng ta loại bỏ các tế bào ung thư có khả năng tạo ra PGE2 thì các khối u sẽ dễ dàng bị tấn công mà cùng lúc lại đánh tận dụng toàn bộ chức năng bảo vệ lý tưởng của hệ miễn dịch.

Cho bệnh nhân sử dụng thuốc gây ức chế Cox như thuốc giảm đau cùng lúc với phương thức miễn dịch trị liệu có thể tạo nên những biến đổi khác nhau đóng góp tích cực trong quá trình điều trị bệnh.”

“Dù đây mới chỉ là bước đi đầu nhưng có thể giúp phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư đạt hiệu quả cao hơn, mang lại nhiều thay đổi cho bệnh nhân sau đó.

Khả năng sản sinh PGE2 của một số bệnh ung thư có thể là một trong những lý do tại sao một vài phương pháp điều trị miễn dịch trị liệu thử nghiệm trước kia không áp dụng được lâu như mong đợi.”

Giáo sư Peter Johnson, viện trưởng Cục nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ: “PGE2 tồn tại trong nhiều tế bào của cơ thể.

Nghiên cứu trên đã bật mí một trong những hoạt động của các phân tử PGE2 là điều khiển hệ miễn dịch không chú trọng tiêu diệt các tế bào ung thư. Khi các tế bào ung thư ngừng sản sinh PGE2, hệ thống miễn dịch sẽ có điều kiện thuận lợi tiêu diệt khối u.”

Nghiên cứu mới chỉ tiến hành thí nghiệm với loài chuột chính vì thế còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi ứng dụng thuốc gây ức chế Cox như một phần trong quá trình điều trị của bệnh nhân.

Nhưng dù sao, những kết quả mới này sẽ mang lại nhiều thành tựu mới trong quá trình chữa trị nhiều loại bệnh ung thư khác nhau trong thời gian tới.


Ngọc Hiền (Nguồn: Dailymail)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]