Mùa vải đã bắt đầu vào vụ, khắp trên phố phường và các chợ Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, vải được bán tràn lan, màu sắc đỏ rực, hấp dẫn. Tuy nhiên, với quan niệm quả vải nóng và không tốt cho bà bầu, trẻ em, nhiều người không dám mua vải ăn dù là một trong những loại quả khá ngon và giá cả rẻ.
Bà bầu có ăn được vải thiều không?
Vải thiều với thành phần có các vitamin C, B5, B7, A, E…, protein, chất béo, hydratcarbon và các khoáng chất như canxi, kali, sắt, kẽm…rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mới khỏi bệnh, khô miệng, ăn ít…
Tuy nhiên, từ trước đến nay, quan điểm dân gian cho rằng, vải thiều là quả nóng nên không tốt cho bà bầu, trẻ nhỏ và người già. Chính vì quan niệm này mà nhiều người dù rất thích ăn vải nhưng lại không dám ăn.
Bà bầu ăn được vải thiều khồng?
Chị Trần Linh Thu, trú tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội đang mamg bầu được 31 tuần rồi. Món vải vốn là món ưa thích của chị nhưng ai cũng bảo bà bầu không nên ăn vải khiến chị cũng băn khoăn chưa dám ăn. Chị Thu chia sẻ: “Mình bầu đứa đầu nên rất cẩn thận, ăn gì, kiêng gì cũng tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm đi trước. Giờ vải nhiều quá mà ai cũng bảo không nên ăn, mẹ chồng mình cũng ngăn không cho ăn nên nhà mình dù chồng và mẹ chồng cũng thích ăn vải nhưng từ đầu vụ đến nay vẫn chưa dám mua lần nào”.
Tương tự, chia sẻ trên một diễn đàn, chị L., trú ở Hà Nam cũng cho hay: “Em thích ăn vải thiều lắm nhưng lại đang mang bầu, ăn vào sợ nóng không tốt cho em bé. Em muốn hỏi người mang thai nên tránh ăn gì? Có ăn được vải thiều không?”
Ăn bao nhiêu vải thiếu là vừa
Trả lời những thắc mắc trên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho hay, các bà bầu hay em bé vẫn ăn được. “Chỉ có điều ăn vải nên ăn với số lượng vừa phải vì vải cung cấp năng lượng, ăn nhiều sẽ gây béo phì, ăn xung quanh độ 10 quả một ngày là được”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nói.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng lưu ý, những người tiểu đường thì ăn vải nên kiểm soát vì nó nằm trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Khi ăn vải bệnh nhân tiểu đường nên ăn bớt cơm đi.
Đặc biệt, những bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu cao và người béo phì nhưng không tiểu đường vẫn ăn được. Tuy nhiên, nói chung lượng ăn vừa phải vì vải là quả chứa nhiều đường, ăn nhiều sẽ bị thừa năng lượng dẫn đến béo phì.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, để xác định ăn bao nhiêu vải trong một ngày là vừa phải đối với một người bình thường thì vấn đề là muốn ăn vải thì nên bớt cơm, bớt các loại quả ngọt khác đi. “Chỉ sợ với những người thừa cân, thừa năng lượng. Còn đối với người bình thường, ăn ngày 3 – 4 lần cũng được nhưng cần bớt các loại quả ngọt khác đi”, theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm nói.
Trong điều kiện vẫn ăn cơm và các đồ ăn bình thường thì sau bữa cơm chỉ nên ăn dưới 10 quả vải/ngày.
Trẻ em cũng có thể ăn được vải vì đây là loại quả rất tốt. Nhưng nên lưu ý đối với trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ nên cắt nhỏ cùi vải ra để tránh bị hóc.
Ăn vải nóng là không đúng.
Quan điểm ăn vải nóng theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm thực ra là không đúng bởi ăn vải là ăn đồ ngọt, tăng đường trong máu nên mọi người cảm giác là nóng chứ vải không gây ảnh hưởng gì đến chuyển hóa cơ thể.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế cho hay, quả vải có hàm lượng đường quá cao không tốt cho những bà bầu đã từng mắc bệnh tiểu đường hoặc bị thừa cân. Ngoài ra, trái vải thiều có tính nóng sẽ khiến cho em dễ dàng bốc hỏa và làm cho tâm trạng nóng nảy. Tuy nhiên, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai cho rằng, nếu bà bầu ăn vải với số lượng thì không.
Bà Vũ Thị Tuyết Mai cũng lưu ý, nên rửa kỹ trái cây trước khi ăn, ăn xong nên xúc miệng ngay, ăn trái cây xa bữa ăn và không ăn trái cây để lâu trong tủ lạnh.