Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?

Nếu bà bầu bị khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

15.6037

1/ Cảm giác khó thở khi mang thai có bình thường?

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, sự gia tăng này hoàn toàn bình thường và do đó nó không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ cũng như đối với sức khỏe của thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân làm các bà bầu khó thở trong thời gian mang thai.

Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu như các mẹ không có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu. Các mẹ sẽ luôn cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được. Ngoài ra sự phát triển của tử cung cũng khiến bạn bị mắc bệnh khó thở.

Khi mang thai, tử cung của bạn sẽ dần dân lớn hơn để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Việc to ra của tử cung có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn gây nên cảm giác khó thở, tức ngực.

Như chúng ta đã biết thì cơ hoành chính là một trong những cơ quan trong cơ thể, nó là bộ phận có chức năng hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi và từ phổi tới các bộ phận khác. Khi bị tử cung chèn ép, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng khó thở cho thai phụ.

Cũng không loại trường hợp bạn bị khó thở do mắc phải tình trạng thiếu trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên, các mẹ bầu cần bổ sung uống viên sắt và ăn các thức ăn tốt đối với máu để đảm bảo cơ thể luôn đủ máu.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở. Thiếu máu không chỉ khiến bạn khó thở mà còn khiến bạn gặp trục trặc lúc sinh nở và rất dễ dẫn đến hiện tượng suy kiệt sau khi sinh.


2/ Làm gì khi bị khó thở?

Không có cách nào giúp mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác khó thở khi mang. Vì vậy, điều duy nhất mẹ có thể làm là học cách “sống chung với lũ”.

Trước hết chị em nên chọn những bộ trang phục rộng vì chúng sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn. Việc mặc áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của chị em. Bên cạnh đó chị em nên tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng hoặc các bài tập đễ gây thở dốc và mất sức.

Chị em nên di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh tình trạng lao động nặng nhọc, quá sức sẽ khiến chúng ta càng trở nên khó thở hơn. Việc đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ nhàng không chỉ tránh được bệnh khó thở mà còn là cách tốt để chúng ta bảo vệ thai nhi hiệu quả.

Khi cảm thấy khó thở, bạn nên thay đổi tư thế của mình. Nếu đang ngồi, bạn nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Khi ngủ, bà bầu cũng có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa vè kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mẹ cũng có thể bỏ ra 10 phút mỗi ngày để thử các bài tập hít thở, giúp mở rộng phổi:

Nên đọc

- Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên- Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở

- Thở ra và hạ tay xuống

Mẹ bầu có thể tập động tác này mỗi ngày, hoặc những khi cảm thấy khó thở.

3/ Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyếp áp thấp. Đối với những mẹ có tiền sử hen suyễn, cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

Khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, cần phải gọi cấp cứu ngay.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]