Bà bầu bị phù chân phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Bà bầu bị phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn.

15.6023

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

* Nội tiết: Mang thai  trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu, một trong những nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề.

Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

*Giầy dép: Đi giầy, dép  cao cũng khiến cho đôi chân của bà bầu trở nên mệt mỏi. Đi giầy cao gót trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bà Bầu không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới.

Đi giầy, dép chật  tạo cho đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giấy cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.

Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Ngoài ra, một nguyên nhân phụ nữa cũng gây sưng tay chân là sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi tử cung của bạn trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim của bạn từ các chi dưới. Lượng nước dư thừa này có thể dẫn đến sưng ở chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.


Xử trí khi bà bầu bị phù chân

– Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.

– Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.

– Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.

– Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

Nên đọc

– Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân…Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân.

Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.

Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã.

Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.

Tham khảo 

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]