Bà bầu bị viêm amidan phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Khi bà bầu bị viêm amidan, mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc ngậm do một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

15.6158

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm amidan

Phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu rất hay bị viêm họng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, mặt khác niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virut sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm gia tăng và nặng bệnh hơn.

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung: viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh); viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu...; viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài; viêm họng do viêm dị ứng.

Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.

Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may...).

Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella - virut... những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.

Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ mà không biết bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.


Điều trị thế nào khi bà bầu bị viêm amidan?

Đối với những trường hợp đau họng nhẹ, mẹ bầu có thể điều trị bằng những cách sau đây:

- Súc miệng bằng nước muối: Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng khi bị đau họng. Súc miệng bằng nước muối có thể loại bỏ những vi khuẩn gây đau họng, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

- Sử dụng tỏi: Ép tỏi lấy nước và ngậm trong miệng khoảng 1-2 phút và nhớ không được uống. Tỏi trộng hành tây sẽ có tác dụng hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể trộn 1 muỗng cà phê tỏi nghiền, ¼ muỗng cà phê bột quế và một nhúm bột ớt và một ly nước nóng dùng. Hỗn hợp này cũng có tác dụng xác trùng và ngăn ngùa viêm nhiễm.

- Trà hoa cúc, trà chanh mật ong, trà gừng là một cách giảm bớt những khó chịu khi bị đau họng khi mang thai. Đặc biệt thích hợp với những mẹ bầu hay cảm thấy buồn nôn.

- Giữ ấm cổ họng và tăng độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc máy hơi nước.

Nên đọc

- Sử dụng thuốc kháng sinh: Amoxicillin và penicillin là hai loại kháng sinh dùng để điều trị đau họng và khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng, sưng amidan hoặc đau họng kết hợp viêm xoang, bác sĩ có thể cho mẹ điều trị bằng cephalexin.

Mẹ bầu nên uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn và bé.

Với những biện pháp trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm cơn đau họng ngay tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trừ trường hợp sốt cao, còn lại đau họng khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]