Bạc hà chữa cảm sốt

Theo y học cổ truyền: Bạc hà có mùi thơm, vị cay, tính mát, không độc vào 2 kinh phế và can.

15.5916
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cây bạc hà: Loại một có tên khoa học là Mentha arvensis L. mọc hoang rất nhiều. Loại hai có tên khoa học là Mentha piperita L. di thực từ Pháp, Đức, Nga. Cây bạc hà (mentha arvensis) còn gọi là bạc hà nam, loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10-60cm, thân vuông, mọc đứng hoặc bò, trên thân có nhiều lông, lá mọc đối, cuống dài từ 2-10mm, lá hình trứng hay thon dài rộng 2-3cm, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu tím hay hồng nhạt, có khi màu trắng.

Hoạt chất chủ yếu là tinh dầu bạc hà. Ngoài ra còn có các flavonozit.


Theo y học cổ truyền: Bạc hà có mùi thơm, vị cay, tính mát, không độc vào 2 kinh phế và can.

Tác dụng: Làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, đau mắt đỏ, dị ứng ngứa, mề đay, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, phá huyết ngừng lỵ, trúng phong mất tiếng. Tinh dầu bạc hà dùng làm thuốc sát khuẩn, xoa bóp khớp xương nơi sưng đau, 2 bên thái dương khi nhức đầu.

Bài thuốc có bạc hà

Trị phong thấp ngứa ngáy: Bạc hà, xác ve sầu, lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 4g với nước ấm pha rượu.

Trị phong nhiệt, ngực, họng đầy đờm: Bột bạc hà hòa với mật ong làm viên bằng đầu ngón tay, mỗi lần uống 1 viên với nước có chút đường. Ngày 2-4 viên.

Trị đau mắt đỏ: Cành và lá bạc hà ngâm với nước gừng 1 đêm rồi đem phơi khô, nghiền nhỏ để dùng. Mỗi lần dùng 4g đun nước sôi xông, rồi rửa mắt khi nước nguội. Ngày 2-3 lần.


Trị loa lịch kết hạch ở cổ đã vỡ hoặc chưa vỡ:  Loa là hạch nhỏ, lịch là hạch to thường phát ra ở cổ, sau cổ ở một hoặc cả 2 bên. Do phế thận âm hư, hư hỏa nung nấu kết thành đờm. Trẻ em sức khỏe kém thường hay bị loa lịch. Dùng bạc hà tươi 640g giã vắt lấy nước, bồ kết 1 quả ngâm nước, bỏ vỏ, giã lấy nước, đem nấu, cô thành cao đặc. Rồi dùng bột liên kiều 16g, thanh bì cả cùi trắng, trần bì, hắc khiên ngưu nửa sống nửa chín, các vị đều 32g. Hạt bồ kết 48g, tất cả giã nhuyễn làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước sắc liên kiều.

Trị chảy máu cam: Giã nước bạc hà, nhỏ vào mũi. Hoặc dùng bạc hà khô nấu nước đặc thấm bông cho vào mũi.

Trị đi lỵ ra máu không ngừng: Lá bạc hà sắc nước uống thường xuyên trong ngày.

Trị nước vào tai: Dùng nước bạc hà nhỏ vào tai. Rất công hiệu.

Trị ong đốt, bọ cạp cắn: Dùng bột bạc hà dán vào nơi đốt.

Trị nôn, thông mật, làm tiêu hóa tốt: Cây lá bạc hà 5g pha với 200ml nước sôi, uống cách 3 giờ 1 lần.

Trị cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Nước sôi 150ml, đổ vào hãm 20 phút, uống lúc nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi người nhẹ sẽ khỏi.

Theo Sức khỏe & đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]