Tết Dương lịch và Âm lịch

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng. Tết Dương lịch, còn gọi là Tết Tây, Là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trời. Do vậy, Tết Nguyên Đán đến muộn hơn.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới , 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng
Quan niệm ngày Tết
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người. Vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. 

Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua . Là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa

Lễ cúng Ông Táo

Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà, là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ. Và báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mà Ông Táo tai nghe mắt thấy.

Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. 

Lễ cúng thường có:

  • Ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã 
  • Còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà 
  • Và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), theo quan niệm của dân gian cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng

Tảo mộ

Sau khi đưa ông táo có tục tảo mộ, thường đi thăm mồ mả gia tiên. Sửa sang, dọn cỏ, quét vôi, và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Phong thuỷ bàn thờ chúng tôi đã có dịp nhắc qua, dưới đây là cách bày trí: 
  • Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, 
  • Hương là tinh tú.
  • Phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. 
  • Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc.
  • Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
  • Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả
  • Phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. 
  • Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Giao thừa

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), Trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết.

Đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Giao: giao tiếp. Thừa là tiếp tục. Giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy.
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. 
  • Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình 
  • Một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. 
  • Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. 

Cúng Giao thừa ngoài trời
Cúng Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được.Nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. 
Mười hai vị Hành khiển và Phán quan
  • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan. 
  • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan. 
  • Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan. 
  • Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan. 
  • Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan. 
  • Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan. 
  • Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan. 
  • Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan. 

Lễ vật gồm:

  • Thủ lợn hoặc con gà 
  • Bánh chưng,bánh tét
  • Mứt kẹo, trầu cau.
  • Hoa quả, rượu nước và vàng mã, 
  • Đôi khi có cỗ mũ của Đại Vương Hành Khiển.  
Lễ thì “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nhà nghèo chỉ cần chén rượu, nén hương là tất dạ lòng thành. Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. 
Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình
Cúng Giao thừa trong nhà
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên.Vào chính thời khắc giao thừa vừa tới sau khi cúng ngoài trời. Nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ gồm:

  • Các món ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm:
  • Cỗ mặn: 
    • Bánh chưng
    • Giò - chả 
    • Thịt gà
    • Xôi đậu xanh 
    • Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. 
    • Cỗ ngọt và chay: 
    • Hương, hoa, đèn nến
    • Bánh kẹo 
    • Mứt Tết
    • Rượu trà 
Dịch Linh

>>