Bài thuốc chữa phù nề, viêm đại tràng của thầy thuốc xứ Mường

Người phụ nữ gầy đen đến bốc thuốc chữa sôi và đau bụng. Mỗi thang chỉ có mươi nghìn nhưng chị cũng đắn đo không dám lấy hết 5 thang, chỉ cầm chừng 3 thang. Chị là một trong nhiều bệnh nhân của ông Bùi Văn Phát Chủ tịch Hội đông y xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

15.6065

Thầy thuốc nam có khả năng chữa được 30 bệnh

Nhà thầy thuốc Phát nằm ngay sát đường liên huyện ở thôn Bùi, xã Thành Thọ, nên chúng tôi dễ dàng tìm gặp được ông.

Chỉ vào tấm biển hiệu mới cất nơi góc nhà, ông phân bua: “Con cháu đóng cho tấm biển treo được vài ngày thì mưa gió làm rơi rụng, mà khách đến lấy thuốc toàn người trong vùng, ai cũng quen, nên tôi cất đi cho gọn”.

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, ngày nào thầy thuốc Phát cũng tiếp khách, ít thì đôi ba người, nhiều cả chục người đến xem bệnh và bốc thuốc, từ đau bụng, sâu răng lặt vặt đến những bệnh phức tạp hơn như phù nề liệt nửa người, viêm cầu thận, viêm đại tràng di căn.

Mở đầu câu chuyện về nghề thuốc gia truyền, ông Phát chân thành chia sẻ: “Trước đây, tôi làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian học từ mẹ và chú ruột, bốc thuốc theo miêu tả các triệu chứng từ bệnh nhân.

Sau này, đi bộ đội, là lính của Sư đoàn 316, tôi đã tranh thủ học hỏi kiến thức từ các anh y tá trong đơn vị. Đến khi ấy tôi mới biết tên gọi theo khoa học của nhiều bệnh mà khi ở nhà chỉ biết môm na”.

Giải ngũ, về quê tiếp tục theo nghề gia truyền của gia đình, ông Phát luôn khuyến khích bệnh nhân đến lấy thuốc phải mang theo cả bệnh án ở bệnh viện để độ chính xác cao hơn.

Một kỷ niệm đáng nhớ của ông là khi đơn vị đóng quân ở Bình Lư (Lai Châu), người dân địa phương mắc dịch ho gà. Chàng lính trẻ khi ấy, với chút vốn kiến thức lá nam, đã tận tình giúp đồng bào dân tộc Thái.

Ông Phát kể: “Chữa ho gà tưởng khó nhưng thực tế đơn giản thôi, chỉ cần bốn thứ lá: Cỏ mực, táo dại, cam thảo và chanh là đủ vị cho một bài thuốc rồi. Lần đó, tôi đã không thể chữa hết cho mọi người được vì cả xã chỉ có một cây táo dại duy nhất”.

Sau này, bằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề, ông Phát đã chữa khỏi bệnh cho nhiều trường hợp nặng. Đặc biệt, phải nhắc đến bệnh nhân nữ tên Nguyệt (người xã Thành Tân) bị phù nằm liệt giường.

Khi đến khám cho người bệnh, ông Phát đã nghiên cứu cẩn thận tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trước tiên, ông cho uống 3 ấm thuốc, nếu đi tiểu được thì mới dám cắt thuốc tiếp.

Rất may, thang thuốc có tác dụng tốt ngay từ đầu. Uống hết 10 thang, chị Nguyệt ngồi dậy được, sau 20 thang bắt đầu tập đi lại, 3 tháng tiếp theo thì khỏi hẳn.

Trường hợp anh Triều (ở Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị viêm đại tràng di căn, bệnh tình nặng đến mức phải nằm một chỗ.

Khi người nhà lên bốc thuốc cho anh Triều cũng không dám đặt nhiều hy vọng. Nhưng ông Phát đã cho người bệnh uống bài thuốc gia truyền với cây xà đen là vị thuốc chủ lực trong vòng 3 tháng liên tục.

Nay anh Triều đã có thể lao động được như bình thường.

Lại có trường hợp bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải từ tháng 4.2013, đến cuối năm thì nằm một chỗ như anh Long (ở huyện bên cạnh).

Sau khi uống 3 thang thuốc của ông Phát, người bệnh đã ngồi được 2 tiếng đồng hồ, hết 7 thang anh Long đã ngồi sau xe máy lên lấy thuốc cho mình.

Kể đến đây, ông Phát rút ra kết luận: “Bị như anh Long là vì dân vùng chiêm trũng hay ngâm mình dưới nước lâu nên tắc đường kinh mạch thôi”.

Còn có trường hợp bệnh nhân 12 tuổi (người Thiệu Hóa) bị viêm cầu thận, người phù nề, mỗi tuần chạy thận nhân tạo 2 lần khiến sức khỏe cháu bé suy kiệt nhanh.

Bằng các vị thuốc của mình, trong thời gian 8 tháng, ông Phát đã đã chữa cho cháu hết bệnh.

Thầy thuốc trăn trở với cây dược liệu

Nhờ uy tín mà rất nhiều bệnh nhân tìm đến lấy thuốc của ông Phát. Trung bình một tháng, ông bốc khoảng 600 - 800 thang thuốc gửi đi nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước.

Bằng giọng ngậm ngùi, ông Phát nói: “Ngày trước, vì là huyện miền núi, cứ mở mắt ra là thấy rừng nên những thầy thuốc như tôi không bao giờ phải lo lắng về vấn đề dược liệu.

Nhưng bây giờ, rừng bị khai thác hết, nhiều loại thuốc vì thế cũng biến mất hoặc bị suy giảm số lượng nghiêm trọng, không đủ đáp ứng nhu cầu người dùng”.

Trước tình trạng trên, người lính già năm xưa đã quyết định: Tự bản thân người thầy thuốc phải cứu lấy những vị thuốc của mình.

Nói là làm, ông Phát dốc vốn liếng và huy động con cháu lên rừng tìm cây dược liệu mang về trồng bên vườn cây ăn quả của mình.

hỉ những loại cây do không hợp thổ nhưỡng, bị mất tác dụng khi đi khỏi đất rừng thì ông mới mua ở các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình. Sau vài năm, vườn dược liệu quý giá của gia đình ông Phát đã đem lại tín hiệu vui cho nghề thuốc gia đình.

Dự định sắp tới mà người thầy thuốc này muốn thực hiện là mở rộng diện tích trồng cây thuốc bằng cách thay vì cấy 2 vụ lúa sẽ chuyển đổi sang trồng cây thuốc nam.

Bởi theo ông: “Diện tích đất như trên mới chỉ cung cấp được 30% dược liệu, 30% đi mua và 40% lấy trên rừng”.

So với công sức và giá thành mua dược liệu, giá một thang thuốc ông Phát bán cho người bệnh nhiều khi chỉ mang tính tượng trưng.

Đang nói chuyện, có một người phụ nữ gầy đen đến bốc thuốc bị sôi và đau bụng. Mỗi thang ông Phát chỉ bán có mươi nghìn nhưng chị cũng đắn đo không dám lấy hết 5 thang, chỉ cầm chừng mua 3 thang.

Sau khi bốc thuốc cho bệnh nhân, ông quay sang tôi nói: “Người dân ở đây còn nghèo lắm, nhiều khi tôi cũng vừa bán vừa cho. Mình phải lấy cái tâm người làm nghề y mà chữa bệnh thì mới vững được”.

Nhiều trường hợp điều trị cho bệnh nhân ròng rã mấy tháng trời, ông không lấy tiền mà còn giúp đỡ họ trong cuộc sống.

Chính vì thế, cứ có bệnh lớn nhỏ gì người dân xung quanh vùng đều tìm đến ông Phát nhờ chữa bệnh.

Một năm có đến 20 trường hợp trẻ em bị nhiệt môi, lưỡi đỏ, lưỡi rộp trắng từng đám, đau không bú được, nhưng dùng thuốc của ông chỉ sáng đến chiều đã bú được luôn.

Hay như bệnh phù nề không rõ nguyên nhân, hiếm gặp, ông cho thông tiểu, uống kèm thuốc, người được chữa khỏi không thấy tái lại bao giờ.

Hoạt động bằng cái tâm với nghề thuốc nam gia truyền nên ông Phát luôn được hội viên đông y trong xã tín nhiệm bầu làm chủ tịch suốt nhiều năm qua.

Hiện ông vừa thực hiện công tác quản lý, khuyến khích các hội viên của mình hoạt động tích cực, vừa chú trọng truyền nghề thuốc của gia đình cho con trai để nghề không bị mai một.

Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với ông Bùi Văn Phát qua số điện thoại: 0164 725 1580

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]