Bài thuốc gia truyền chữa thoái hóa cột sống lưng

Khi bị thoái hóa cột sống lưng, bệnh nhân thường đau từng cơn, có khi đau buốt vã mồ hôi, đau phát khóc, đau một bên mông và chân, đau lan dọc từ mé sau đùi xuống bắp chân, bàn chân...

31.2065


Lương y Nguyễn Văn Minh đang châm cứu cho anh Lương Văn Hoàng.
Tiền taxi nhiều hơn tiền thuốc
Anh Lương Văn Hoàng (49 tuổi ở cư xá Thanh Đa, Bình Thạnh, TPHCM) đang điều trị tại phòng khám Đông y Bảo Minh (373/5 Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết: "Tôi làm công việc văn phòng, ngồi máy vi tính nhiều nên bị đau bả vai, tê tay, thốn nhức, không ngồi được, không chạy xe máy được. Tôi đã chụp phim và điều trị Tây y nhưng không thuyên giảm".
Theo anh Hoàng, chữa theo bài thuốc gia truyền của lương y Nguyễn Văn Minh ở phòng khám này thấy rất hiệu quả, mới ba ngày nhưng đã đỡ đến 90%, chạy xe đi làm thoải mái, những hôm đầu tiên đến đau đớn khủng khiếp phải đi xe taxi với tiền đắt gấp mấy lần tiền thuốc. Anh Hoàng được châm cứu, uống thuốc kết hợp dùng rượu xoa bóp vào những chỗ đau nhức.
Chị Tiêu Nguyệt Minh Thư (43 tuổi ở huyện Dĩ An, Bình Dương) ghé lại tái khám và đặt nấu thuốc Nam uống cho cả tuần. Chị Thư cho biết, chị bị thoái hóa cột sống cách đây 2 năm, điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn nên nhờ lương y Nguyễn Văn Minh điều trị, do nhà xa nên không đến châm cứu hằng ngày được mà chỉ hôm nào tái khám thì châm, còn lại thì về sắc thuốc uống và dùng rượu xoa bóp. Điều trị được 1 tuần thấy kết quả rất tốt, không còn đau đớn, đi lại bình thường.
Bài thuốc thuần cây thuốc Nam
Lương y Nguyễn Văn Minh (Hội viên Hội Đông y quận Gò Vấp, Hội viên Hội Châm cứu TPHCM) cho hay, theo y học cổ truyền thì bệnh thoái hóa cột sống lưng là do chính khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm cơ thể, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây nên các chứng đau nhức mỏi.
Gốc bệnh là do hai tạng can và thận hư yếu hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can, thận bị hư tổn. Thận yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp bị thoái hóa biến dạng, vôi hóa, mọc gai. Vì vậy, khi chữa bệnh thoái hóa cột sống lưng, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài cơ thể. Bồi bổ can thận để chống tái phát bệnh và chống lại các hiện tượng thoái hóa cột sống, phục hồi các chức năng bình thường của cột sống.
Lương y Nguyễn Văn Minh cho biết, tùy cơ địa mỗi người mà gia thêm các vị thuốc cho phù hợp. Do bệnh khu trú ở phần trung tiêu và hạ tiêu (vùng lưng và hông) nên khi gia giảm các vị thuốc cần dùng những vị có tính chất dẫn thuốc đi xuống như ngưu tất, cỏ xước, độc hoạt, cẩu tích... mới mong mau khỏi bệnh. Khi dùng những vị thuốc hoạt huyết nên châm chước gia thêm những vị  hành khí như chỉ xác, mộc hương, hương phụ... để tăng thêm công hiệu. Bài thuốc gia truyền sử dụng mấy chục năm qua dùng thuần các loại cây thuốc Nam.
Bài thuốc có 21 thành phần chính gồm: Thục địa (cửu chưng, cửu sái) 16g, sơn thù (tẩm rượu sao) 12g, cẩu tích (sao muối) 12g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (sao rượu) 16g, tục đoạn 12g, kỷ tử 12g, thỏ ty tử (sao rượu) 12g, hà thủ ô (củ hà thụ ô chế đậu đen) 12g, hoài sơn  16g, quy bản cao 4g, đương quy 16g, dạ giao đằng 12g (thân cây), bạch phục linh 12g, đỗ trọng (sao muối nhạt) 12g, thương trật (tẩm nước vo gạo sao) 12g, độc hoạt  12g, tần giao 16g đan bì  12g, phòng phong 10g, khương hoạt  10g.
Mỗi ngày sắc 1 thang. Sắc lần đầu đổ 5 bát nước, sắc cạn còn 1 bát, chắt ra. Sắc lần  hai đổ 4 bát sắc cạn còn 1/2 bát chắt ra. Hai nước trộn chung, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30 - 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu uống 2/3 còn lại 1/3 để lại hòa với nước sắc lần sau.
Lương y Nguyễn Văn Minh khuyên, khi đang trị bệnh bệnh nhân nên kiêng thịt chó, thịt trâu, cá ngừ, cá nục, măng, mẻ, rau muống, cà pháo. Nếu đi cầu lỏng thì tránh những thức ăn dạng lên men như dưa chua, măng, mẻ, giấm, rau sống. Còn hay bị nóng trong người thì kiêng rượu, bia, thịt chó, gia vị nóng, tiêu, tỏi, ớt, quế, hồi. Khó ngủ, ngủ không sâu thì kiêng cà phê, trà đặc, trà sâm, nước tăng lực. Những người có thể trạng béo thì kiêng lục phủ ngủ tạng động vật, da của gia cầm, da động vật.
Châm cứu là có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân. Còn cây thuốc chủ yếu là để tăng cường gân cốt, bảo vệ cột sống bởi các loại thuốc bổ can thận, kiện cân cốt như thục địa, sơn thù, cẩu tích, tang ký sinh... Ngoài châm cứu, thuốc uống thì bệnh nhân phải tập luyện thể dục mới tốt và lâu dài, bền vững.
Lương y Hạnh Lâm (Hội Đông y TPHCM)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]