Bài thuốc trị táo bón cực NHANH, NHẠY

Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay trị táo bón cho trẻ, bạn đã biết?

15.5949

Khi trở thành cha mẹ, nghĩa là bạn phải kiêm luôn vai trò bác sỹ cho con, phải học cách bắt bệnh mỗi khi trẻ có triệu chứng sức khỏe bất thường, từ cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho, đau bụng… Bạn cũng phải biết cách xử lý những tình huống thông thường và đặc biệt phải nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa đến bác sĩ kịp thời.

Để giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn, trong loạt bài viết này, Eva xin tóm lược một số bệnh quen thường gặp ở trẻ em. Đồng thời sẽ bày cách xử trí nhanh và hiệu quả nhất.

Vì bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên việc bị táo bón thường xuyên là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ, do chưa hiểu biết đúng nên mỗi lần thấy con táo bón là ‘lo sốt vó’, tìm đủ biện pháp từ đông đến tây y những mong giúp con mau cải thiện tình hình.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này để có biện pháp điều trị đúng nhé!

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.

Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.

- Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn… 

- Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

Triệu chứng khi trẻ bị táo bón

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần… Tất cả đều bình thường.

Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau: Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau. Chất thải rất cứng và khô… Thấy những biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị cho trẻ.

Ngoài ra, táo bón làm bụng trẻ đầy chướng, khó chịu hay quấy khóc, mệt mỏi, ít ăn và không chịu chơi.


Táo bón làm bụng trẻ chướng, khó chịu và hay quấy khóc (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Táo bón bản thân nó không phải là vấn đề sức khỏe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ. Nhưng nếu tình trạng táo bón cứ tiếp tục dai dẳng trong thời gian dài, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì thế, ngay khi bé chớm có dấu hiệu bị táo bón, bạn hãy tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà là cách tốt nhất và đơn giản nhất để xử lý táo bón ở trẻ.

Nếu trẻ nhà bạn thường xuyên đi tiêu với số lần ít hơn thường lệ hoặc đi tiêu không định kỳ hàng ngày mà ngược lại khoảng 3-4 ngày mới đi tiêu 1 lần thì có thể bạn đang bị táo bón.

95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa được hợp lí, chỉ còn lại khoảng 5% có thể do lỗi bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình trực tràng

- Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị táo bón hơn trẻ dùng sữa công thức. Nếu bà mẹ gặp tình trạng táo bón sau sinh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống thuốc giảm cân… có thể qua sữa làm cơ thể bé bị nóng dẫn đến mất nước, phân khô khó di chuyển gây ra táo bón.

Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên lượng phân ít, có thể 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần mà phân mềm thì vẫn bình thường. Nhưng trẻ sơ sinh dễ bị táo bón ở giai đoạn bổ sung thêm sữa hộp hoặc ăn dặm do có sự thay đổi về thức ăn mà bé chưa kịp thích nghi.

- Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ: Táo bón ở trẻ nhỏ có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ ăn uống chưa hợp lí, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn ít chất xơ từ rau xanh, uống các sản phẩm từ sữa bò không hợp gây nóng làm phân khô cứng. Ngoài ra có thể trẻ ăn quá ít nên phân không đủ lớn hay do ham chơi không tạo thói quen đại tiện đúng giờ cũng gây ra táo bón.

Nếu tiếp tục để táo bón kéo dài có thể gây ra các bệnh ở trẻ như chảy máu, nứt kẽ, viêm loét hậu môn gây đau rát, phình đại tràng, xa trực tràng và bệnh trĩ.


Táo bón khiến trẻ kém ăn, lười ăn (Ảnh minh họa).

Cách trị táo bón

Khi phát hiện ra trẻ bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.

-Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

- Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

- Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

Lưu ý

+) Với trường hợp táo bón do nứt hậu môn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%.

+) Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

+) Thụt tháo là biện pháp cuối cùng có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.

Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện?

- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

- Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Các thuốc chống táo bón bây giờ hiện tại đều có một mục đích duy nhất là làm mềm phân như: Duphalac; Sorbitol; Polyethylene glucol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không bị trướng bụng.

Bài thuốc dân gian hay trị táo bón cho trẻ

Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay trị táo bón cho trẻ cực nhanh và hiệu quả như: dùng mật ong bôi hậu môn; rau mồng tơi ngoay hậu môn hay nước bồ kết để thụt...

(Chi tiết cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian, các mẹ có thể xem tại đây)

Để tìm hiểu chi tiết về "Bệnh quen nguy hiểm với trẻ", mời độc giả đón đọc các kỳ sau:

Kỳ 3: Bài thuốc hay 'thổi bay' tiêu chảy trong 48h (XB 10h sáng ngày 27 tháng 3)

Kỳ 4: Bài thuốc cực hay trị ho và cảm lạnh (XB 10h sáng ngày 2/4)

Những loại trái cây mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe trẻ em, các mẹ đã biết?
Trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng trong sữa tốt nhất có trong sữa nếu mẹ áp dụng một số mẹo dưới đây.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]