[Bạn biết chưa] Ăn kiêng hiện đại và 11 sai lầm chúng ta luôn mắc phải

Chế độ ăn uống trong thời buổi hiện đại là lý do chính khiến mọi người trên toàn thế giới trở nên béo hơn và gặp nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Càng nhiều nơi thực hiện hiện đại hóa quy trình sản xuất thực phẩm, các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim càng sớm "đi" theo con người.

15.5841

Xem thêm



Các nghiên cứu cho thấy rõ rằng... khi người ta từ bỏ các loại thực phẩm truyền thống để chạy theo thực phẩm chế biến hiện đại, có nhiều đường, tinh bột và dầu thực vật, họ sẽ dễ dàng mắc bệnh. Tất nhiên, có rất nhiều yếu tố đóng góp vào vấn đề sức khỏe; nhưng trong số đó, chế độ ăn uống mới là quan trọng nhất.

Dưới đây là 11 đồ thị cho thấy những sai lầm trong chế độ ăn uống hiện đại.

1. Tổng lượng đường đưa vào cơ thể tăng vọt trong vòng 160 năm vừa qua 


(Trục tung: Lượng đường được tiêu thụ. Trục hoành: Chứng béo phì liên quan)

Người dân ở các nước phương Tây đang tiêu thụ số lượng lớn các loại đường tinh chế, đạt khoảng 150 lbs (67 kg) mỗi năm tại một số quốc gia. Con số này tương ứng với 500 calories đường mỗi ngày.

Các nguồn khác nhau cung cấp các con số khác nhau nhưng rõ ràng là chúng ta đang tiêu thụ một lượng đường quá lớn so với khả năng hấp thụ của cơ thể. Các nghiên cứu về con người cho thấy ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về trao đổi chất, bao gồm kháng thể insulin, hội chứng chuyển hóa, cholesterol và triglycerides tăng cao…

Hơn nữa, ăn thêm đường ngoài mức cho phép là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và thậm chí là ung thư.

2. Uống quá nhiều Soda và Nước trái cây


(Biểu đồ khảo sát sự khác nhau lượng nước soda và nước trái cây được tiêu thụ ở độ tuổi từ 20 trở lên qua các năm)

Trong tất cả các nguồn chứa đường của thực phẩm, thức uống có đường là gây hại nhất. Nước ép trái cây thực sự cũng không tốt... Trên thực tế nó chứa một hàm lượng đường tương tự như trong hầu hết các loại thức uống nhẹ.

Dùng đường ở dạng dung dịch đặc biệt có hại. Các nghiên cứu cho thấy não bộ không "thu nạp” dung dịch đường theo cách thu nạp các thức ăn đặc khác,điều này khiến cho tổng lượng calo mà cơ thể phải hấp thụ lên cao đáng kể. Một nghiên cứu khác ở trẻ em cho thấy, mỗi khẩu phần ăn hàng ngày có đồ uống chứa đường ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì lên 60%.

3. Lượng Calo hấp thụ tang lên khoảng 400 đơn vị mỗi ngày

Mặc dù nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, số liệu chính xác cho thấy lượng calo rõ ràng đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua .

Có rất nhiều lý do dẫn tới việc này, bao gồm thực phẩm và gia tăng lượng đường trong chế biến tiêu thụ, tăng thực phẩm sẵn có, quảng cáo đánh mạnh hơn vào đối tượng trẻ em.

4. Con người thờ ơ với chất béo chế biến từ thực vật truyền thống

Khi các chuyên gia y tế bắt đầu đổ lỗi cho chất béo bão hòa gây ra các bệnh về tim, con người bỏ dần các chất béo truyền thống như bơ, mỡ lợn và dầu dừa để quay sang sử dụng dầu thực vật đã qua xử lý.

Những loại dầu này rất giàu axit béo Omega-6, góp phần làm gia tăng các hội chứng viêm nhiễm và các vấn đề khác nếu tiêu thụ vượt quá mức cho phép. Những loại dầu này thường được hydro hóa nên hàm lượng của chúng khá cao trong axit béo chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cácchất béo và các loại dầu này, trên thực tế, là nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ cho tim, thậm chí cho dù chúng không được hydro hóa.

Vì vậy, những lời khuyên sai lầm về việc hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa, thay vào đó chọn dầu thực - có thể đã châm ngòi bùng phát chuỗi bệnh tật cho tim mạch.

5. Sai lầm của con người khi thay thế Loại Bơ-Tốt-Cho-Tim bằng Chất béo dạng Trans

Một tác dụng phụ của "cuộc chiến" về chất béo bão hòa là việc tăng tiêu thụ Margarine (Bơ thực vật). Margarine nguyên thủy được thực hiện từ các loại dầu hydro hóa, tất cả đều có hàm lượng cao trong chất béo trans. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo trans làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Bơ từ sữa của động vật ăn cỏ có chứa chất dinh dưỡng giúp chống lại bệnh tim (như Vitamin K2), do đó những lời khuyên thay thế loại bơ- tốt-cho-tim-mạch này bằng margarine đã gây ra rất nhiều thiệt hại về sức khỏe.

6. Dầu đậu nành trở thành nguồn cung cấp Calo chính

Thông thường ở Mỹ, người ta hầu hết tiêu thụ dầu thực vật là dầu đậu nành. Dầu đậu nành thực tế cung cấp 7% lượng calo trong chế độ ăn uống của Mỹ trong năm 1999, đây là một con số rất lớn!

Tuy nhiên, phần lớn mọi người không nhận thức được là họ đang ăn dầu đậu nành quá nhiều. Trên thực tế họ đang sử dụng loại dầu này nhiều nhất trong quá trình chế biến thực phẩm bởi vì giá thành của nó khá rẻ. Cách tốt nhất để hạn chế dầu đậu nành (và các thành phần không có lợi khác) là TRÁNH ăn thực phẩm chế biến.

7. Lúa mì hiện nay ít dinh dưỡng hơn trước đây

Lúa mì là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của phương Tây. Nó được tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, bánh ngọt, pizza và các sản phẩm đã được chế biến khác. Tuy nhiên, lúa mì đã thay đổi trong vài thập kỷ qua.

Lúa mì lùn hiện đại đã được giới thiệu vào khoảng năm 1960, trong đó có chứa ít hơn 19-28% chất khoáng quan trọng như magiê, sắt, kẽm và đồng so với loại lúa mì cũ. Có bằng chứng khác chứng minh lúa mì hiện đại có hại cho bệnh nhân loét bao tử và những người dị ứng với gluten, so với giống cũ như lúa mì Einkorn.

Trong khi lúa mì ngày xưa có thể là tương đối tốt cho sức khỏa con người thì loại lúa mì lùn hiện đại không làm được điều đó.

8. Con người ít ăn trứng hơn

Trứng là thực phẩm khá bổ dưỡng trong số các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất trên hành tinh. Mặc dù có hàm lượng cholesterol cao, trứng không làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu.

Vì một số lý do, các cơ quan y tế đã khuyến cáo cắt giảm trứng trong khẩu phần ăn, mặc dù không có bằng chứng rằng trứng gâyảnh hưởng đến tim mạch. Kể từ năm 1950, chúng ta đã giảm mức độ tiêu thụ loại thực phẩm dinh dưỡng cao này từ 375 xuống còn 250 trứng mỗi năm, tức là giảm đi 33%. Điều này khiến cho khoảng 90% người Mỹ bị thiếu hụt đáng kể các chất dinh dưỡng như Choline .

9. Con người ăn nhiều thực phẩm chế biến hơn bao giờ hết

Biểu đồ này cho thấy lượng tiêu thụ thức ăn nhanh trong quá khứ đã tăng nhiều dần trong các thập kỷ qua

Xin hãy ghi nhớ rằng dù có vẻ như mọi người vẫn đang ăn hầu hết thực phẩm của họ "tại nhà" - nhưng điều này không hẳn phản ảnh đúng thực tế là phần lớn họ cũng đang ăn thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm được đóng gói sẵn, tại nhà.

10. Việc hấp thụ nhiều dầu thực vật đã làm thay đổi thành phần Axit béo trong cơ thể chúng ta

Hầu hết các chất béo Omega-6 mà mọi người đang ăn là một chất béo có tên gọi la axit linoleic. Theo nghiên cứu cho thấy, thực tế axit béo này được tích hợp vào màng tế bào của chúng ta và các khoang chứa mỡ trong cơ thể. Những chất béo này dễ bị oxy hóa, làm cho các phân tử trong cơ thể (như AND) bị  tổn thương và có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư .

Nói cách khác, tăng tiêu thụ dầu thực vật đã qua chế biến dẫn tới những thay đổi có hại cho các cấu trúctrong cơ thể chúng ta. Thật là đáng sợ

11. Các hướng dẫn về chế độ ăn ít béo đã được truyền bá rộng rãi cùng lúc với thời kỳ bùng nổ của “bệnh dịch Béo phì”

Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ được xuất bản đầu tiên trong năm 1977 gần như cùng thời gian chính xác khi bệnh béo phì bắt đầu. Tất nhiên, điều này không chứng minh bất cứ điều gì nhưng rõ ràng đây không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Các thông điệp chống chất béo chỉ chăm chú vào công kích chất béo bão hòa và cholesterol (vô hại), trong khi lại "mở cờ" cho đường và tinh bột tinh chế (rất không tốt cho sức khoẻ)

Kể từ khi các hướng dẫn được công bố, rất nhiều các cuộc nghiên cứu về chế độ ăn uống ít chất béo đã được tiến hành. Nó không giúp ngăn chặn được bệnh tim, béo phì và ung thư hiệu quả hơn so với chế độ ăn uống tiêu chuẩn của phương Tây, vốn được xem là một chế độ không tốt cho sức khỏe.

Chỉ vì một số lý do rất lạ, chúng ta vẫn được khuyến khích nên tiếp tục tuân theo chế độ ăn uống này, và bỏ ngoài tai các kết luận nghiên cứu cho thấy nó hoàn toàn không mang lại kết quả như mong muốn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]