Bạn có nguy cơ bị loạn nhịp tim không?

Loạn nhịp tim - nghe có vẻ như một căn bệnh xa vời. Nhưng nếu bạn bị béo phì, cao huyết áp hay nghiện thuốc lá, hãy cảnh giác với nó.

0
Trong một số cơ thể, nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường hoặc… không theo một quy tắc nào cả.

Một trái tim bình thường đập 50-100 nhịp mỗi phút. Ngoài ngưỡng này là dấu hiệu của loạn nhịp tim.

Khi trái tim bị loạn nhịp, nó có thể đập quá chậm, quá nhanh, hoặc nhanh chậm đột xuất, khiến máu không được bơm đều đặn cho cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và đau ngực.

Nguyên nhân

Trái tim của bạn có “hệ thống điện” riêng của nó. Các tín hiệu điện bắt đầu trong một nhóm các tế bào, được gọi là nút xoang, nằm ở tâm nhĩ phải. Các nút xoang của tim chính là“máy tạo nhịp tim” và giúp nhịp đập của trái tim được ổn định.

Các nút xoang bình thường sẽ làm tăng nhịp tim của bạn để đáp ứng tốt hơn cho cơ thể khi bạn tập thể dục hay có cảm xúc mãnh liệt. Nhịp tim sẽ chậm lại trong khi ngủ.

Nhưng đôi khi các tín hiệu điện chạy qua tim không "giao tiếp" tốt với cơ tim, dẫn đến nhịp tim bị rối loạn. Loạn nhịp tim có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn và đôi khi xảy ra không có lý do rõ ràng.

Loạn nhịp tim cũng có thể do bẩm sinh vì khiếm khuyết gene di truyền. Song các nguyên nhân chủ yếu  là do tuổi già, trái tim suy yếu và mất đi tính linh hoạt, ảnh hưởng đến dẫn truyền các xung điện.

Bên cạnh đó, bệnh động mạch vành, sự mất cân bằng điện giải trong máu của bạn (chẳng hạn như natri hoặc kali), những thay đổi trong cơ tim, tổn thương từ một cơn đau tim, quá trình chữa bệnh sau khi phẫu thuật tim… là những nguyên nhân phổ biến khác.

Người bị suy giáp hoặc cường giáp cũng có nhiều khả năng bị loạn nhịp tim. Một số toa thuốc, như thuốc ho và thuốc cảm lạnh có chứa pseudoephedrine, cũng có thể làm tăng khả năng mắc chứng loạn nhịp tim.

Những người bị cao huyết áp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các vấn đề khác, dẫn đến việc dẫn truyền xung điện không đúng.

Béo phì có liên quan rõ rệt đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh tim mạch, bệnh tim và loạn nhịp tim...

Nhịp tim bất thường cũng có thể xảy ra ngay cả khi trái tim hoàn toàn khỏe mạnh do tác động của các yếu tố như ma túy, rượu, thuốc lá, cà phê, thảo dược… Sự căng thẳng cũng có thể gây loạn nhịp tim.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Khi cơ thể không được cung cấp máu cần thiết để “vận hành” trơn tru, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực (cảm giác rung hoặc đập vào ngực), khó thở, đau ngực, thậm chí ngất xỉu.

Đôi khi rối loạn nhịp tim có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng gì - trong trường hợp này, loạn nhịp tim chỉ có thể được phát hiện trong một xét nghiệm điện tâm đồ.

Các biến chứng của chứng loạn nhịp tim

- Đột quỵ: Tim không bơm máu đúng cách có thể gây ra hiện tượng cục máu đông và dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ có thể gây tổn thương não dẫn đến tử vong.

- Suy tim: Tim đập nhanh hoặc chậm, nhịp tim kéo dài có thể dẫn đến không bơm đủ máu cho cơ thể. Việc điều trị thường có thể giúp cải thiện bệnh lý này.

- Bệnh Alzheimer: Có một liên kết rõ ràng giữa rung tâm nhĩ và sự phát triển của bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Làm thế nào chẩn đoán?

Sau khi xác định được nguyên nhân gây nên sự loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể phải thực hiện các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh:

- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra máu, chức năng gan, chức năng thận, tuyến giáp.

- Điện tâm đồ: Thiết bị này ghi lại hoạt động điện và nhịp điệu của trái tim của bệnh nhân. Các điện cực được gắn vào da của bệnh nhân và xung điện được ghi lại như sóng và hiển thị trên màn hình (hoặc in trên giấy). Các thử nghiệm này có thể cho biết bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến tim.

- Máy đo điện tim màn hình Holter: Bệnh nhân đeo một thiết bị di động ghi lại tất cả các nhịp tim. Nó được đeo theo quần áo và các thông tin hồ sơ về hoạt động điện của tim trong khi bệnh nhân đi về, sinh hoạt bình thường một hoặc hai ngày.

- Siêu âm tim: Đây là một kỹ thuật để kiểm tra hoạt động bơm của trái tim bệnh nhân.

- Chụp X-quang: Những hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ kiểm tra trạng thái tim và phổi của bệnh nhân. Chụp X-quang cũng có thể giúp bác sĩ xác định xem bệnh nhân có bất kỳ dị tật tim bẩm sinh nào không.

- Tilt - bảng thử nghiệm: Điều này theo dõi huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân.

- Thử nghiệm điện sinh: Nhằm xác định loại loạn nhịp tim, nguồn gốc của nó và tìm cách điều trị thích hợp.

Điều trị và ngăn ngừa

Điều trị loạn nhịp tim được chỉ định nếu nó đặt bạn vào nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng hoặc biến chứng. Sau khi chẩn đoán chính xa nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp

Để ngăn ngừa sự loạn nhịp của trái tim, bạn nên:

- Tránh tiếp xúc với chất kích thích như caffein, đường.

- Hạn chế thời gian dành cho công nghệ không dây.

- Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn bị suy tim hoặc bệnh cơ tim

- Giảm căng thẳng bằng cách cầu nguyện, thiền định, yoga …

- Bỏ thuốc lá: Nếu bị loạn nhịp tim, bạn phải ngừng hút thuốc lá ngay lập tức.

- Tránh uống rượu: Rượu có thể gây loạn nhịp ngay cả khi bạn uống một ly duy nhất. Vì vậy, nên tránh uống rượu để cải thiện sức khỏe tim của bạn.

- Omega-3 axit béo: Theo nghiên cứu, axit béo omega-3 tăng cường cơ tim và giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá thu rất nhiều omega-3 axit béo, cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn.

- Tỏi: Theo nghiên cứu, tỏi có đặc tính chống oxy hóa và chứa một số hợp chất lưu huỳnh, tuyệt vời cho việc duy trì sức khỏe của tim.

Bạn có thể ăn tỏi như một phần của chế độ ăn uống hoặc sử dụng viên nang tỏi hằng ngày.

- Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên giúp chống lại sự căng thẳng và giải phóng endorphin trong cơ thể, rất tốt cho sức khỏe của tim.

Hãy thử bài tập thể dục nhịp điệu đơn giản, đi xe đạp hoặc đi bộ hằng ngày để cải thiện sức khỏe cho trái tim.     


AloBacsi.vn
Theo Doanh Nhân

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]