Bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa chưa xuất bản: Nản lòng nhà khoa học

(Quan điểm) - Tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa: Chưa xuất bản vì... không có kinh phí!'TQ mở du lịch bất hợp pháp tới Hoàng Sa'Tri ân những hùng binh giữ biển đảoYêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền tại Hoàng SaGóc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi'Đường lưỡi bò' gây phức tạp Biển ĐôngCó đầy đủ căn cứ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường SaTiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ nhà giànThêm ấm lòng bộ đội Trường SaGS.TSKH Lê Đức Tố, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội (KC09/06-10): Chậm xuất bản sẽ khó về sau

15.5752

Tôi đã từng tham gia hội đồng phản biện đề tài này nên biết được Viện KH-CN Việt Nam đã chi một số tiền khiêm tốn nhằm xuất bản tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, nếu Bộ KH-CN quan tâm hơn thì việc xuất bản tập bản đồ trên sẽ được đẩy mạnh. Được biết, ở các nước, một khi đã chi tiền cho nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu bao giờ cũng được xuất bản để phổ biến cho mọi người biết. Đây cũng là cách để xã hội kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học có sử dụng kinh phí Nhà nước. Tiếc là chúng ta không làm được điều đó. Nhiều đề tài nghiệm thu rồi để đó, về sau phải làm lại mà cũng sẽ không được như trước. Việc atlas Trường Sa, Hoàng Sa chưa được xuất bản không phải là chuyện hy hữu. 

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Chúng ta rất cần những thông tin như bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Và cũng cần xuất bản cả bằng tiếng Anh để phổ biến ra cộng đồng quốc tế. Trước đó, khi bàn chuyện xuất bản rộng rãi tập bản đồ này, có quan điểm cho rằng ,tài liệu này chưa đủ. Nhưng trên thế giới, tài liệu về điều tra cơ bản không bao giờ là đủ. Công trình nghiên cứu vào mỗi thời điểm có một giá trị nhất định, để giai đoạn sau sẽ kế thừa tốt hơn. Trên thế giới, atlas được làm 10 năm một lần. Chậm xuất bản sẽ rất khó cho việc cập nhật thêm về sau hoặc để thời gian kéo dài sẽ mất công nhiều và tốn kém nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam: Cần sớm công bố

Không riêng gì tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa cần sớm công bố tới cộng đồng trong nước và quốc tế, nhiều kết quả nghiên cứu khác về biển cũng phải được công bố. Riêng về tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa, xét bối cảnh hiện nay, việc chậm công bố cũng cần phải được xem xét nguyên nhân sâu xa từ đâu nhằm tìm hướng tháo gỡ.

TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lãng phí vô cùng!

Tôi có nghe thông tin về câu chuyện chậm xuất bản tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Tôi nghĩ không riêng gì tư liệu này này mà một bộ cơ sở dữ liệu chuẩn quốc gia về biển cũng rất cần thiết cho các nhà khoa học trẻ đi giao lưu quốc tế. Việc không làm đến nơi đến chốn vừa gây lãng phí tiền của nhà nước, vừa làm nản lòng nhà khoa học. Riêng chương trình nghiên cứu về biển trong những năm qua đã được thực hiện đến 7-8 lần, mỗi đợt có tới hơn 20 công trình, thế nhưng số đề tài có thể có ứng dụng vào thực tế cũng rất ít.

TS Nguyễn Thế Tiệp, nguyên Viện trưởng Viện Địa chất và địa vật lý biển và tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa chưa xuất bản (Ảnh: Như Ý)

Hiện tại, ở Việt Nam không có ai đánh giá các công trình đã nghiên cứu trước đó. Mới đây, Vụ KH-CN (Bộ TN-MT) muốn có đánh giá lại để biết được với biển, các nhà khoa học đã nghiên cứu được gì, nên làm tiếp thế nào; cái gì cần đưa vào nghiên cứu tiếp; cái gì đưa vào ứng dụng… nhưng cũng chưa ai đánh giá được! Mỗi chương trình nghiên cứu đầu tư vài chục tỉ đồng cũng không phải ít tiền, song nếu cứ để đó thì thực sự là lãng phí. Việc xuất bản các tư liệu đã nghiên cứu như bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa cũng là cách để giới khoa học hệ thống lại, biết được hướng nghiên cứu để có tiêu chí lựa chọn, tránh chồng chéo. Tôi nghĩ nên có hội đồng độc lập, đa ngành để làm công tác hệ thống hóa lại các công trình, đề tài đã nghiên cứu.

TS Nghiêm Xuân Minh, Vụ trưởng Vụ Khoa học tự nhiên, Bộ KH-CN: "Bộ không thể giải quyết việc riêng lẻ"

Hiện Bộ KH-CN chưa nhận được bản đề xuất kinh phí xin xuất bản tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Nếu Viện Địa chất và địa vật lý biển đề xuất sử dụng ngân sách Nhà nước phải đưa vào kế hoạch năm, sau đó Viện KH-CN Việt Nam tập hợp và trình lên. Bộ KH-CN không thể giải quyết từng việc riêng lẻ.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]