Bạo hành học đường. Bài 2: Khi con là “đầu gấu” – Cha mẹ nên làm gì?

Phát hiện ra con mình là “đầu gấu” học đường, dù là một cách vô tình hay nhận được tin báo từ nhà trường đều có thể gây cú sốc lớn cho các bậc cha mẹ trẻ. Phần lớn các bậc cha mẹ đều không để ý đến những biểu hiện thay thái độ bất thường của con trẻ, đặc biệt là không nhận ra dạng bốc đồng hay hiếu động thái quá của bệnh AD/HD.

15.6027

Thông thường những đứa trẻ đi bạo hành không bao giờ thảo luận “tội ác” của chúng với ba mẹ hoặc thầy cô. Thậm chí, nếu hành vi bạo hành của chúng bị phát giác và đối chất, bọn trẻ “đầu gấu”cũng thường chối bỏ. Nếu trẻ thường có tính hung hăng ở nhà, rất có thể bạn sẽ cần phải xem xét lại liệu con mình có phải là một “đầu gấu” chốn học đường hay không, từ đó có những giải pháp phù hợp và kịp thời để điều chỉnh hành vi của trẻ, hướng trẻ đến một lối sống mới tốt đẹp hơn. Quan trọng hơn, không nên vì thương con mù quáng mà nhân nhượng cho những hành vi sai trái đó, vì có thể bạn đang đẩy con mình thành kẻ nguy hiểm cho xã hội sau này.

Nếu bạn là một phụ huynh quan tâm về vấn đề bạo hành, điều quan trọng là nhận ra các dấu hiệu trẻ là một kẻ thích bạo hành cũng như dấu hiệu của một trẻ là nạn nhân của bạo hành. Điều này đặc biết đúng nếu trẻ có mắc chứng không học được hoặc bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động (AD/HD), các điều kiện khiến trẻ dễ bị tổn thương dẫn đến bị bạo hành. Tỉnh táo và tinh ý là điều tối quan trọng khi này, vì các nạn nhân thường không sẵn lòng báo về việc bị bạo hành. Nhiều nạn nhân không báo cho ba mẹ hoặc thầy cô của chúng vì xấu hổ hoặc bị mang ra làm trò cười bởi những kẻ bạo hành. Chúng có thể cho rằng người lớn sẽ cho đó là chuyện tầm phào hoặc bảo chúng tự giải quyết lấy vấn đề của chúng. Một số nạn nhân tin rằng người lớn cũng chẳng làm được gì để ngăn việc chúng bị bạo hành cả. Và theo lẽ tự nhiên, những đứa trẻ đi bạo hành không thảo luận “tội ác” của chúng với ba mẹ hoặc thầy cô. Nếu hành vi bạo hành của chúng bị méc và ba mẹ chúng đối chất, bọn trẻ bạo hành thường chối bỏ.

Những trẻ hay “đầu gấu” với những trẻ khác có thể biểu hiện một hay nhiều những thái độ sau tại nhà:

  • Đòi hỏi cao về sự thống trị và chinh phục những người khác, đòi quyền lợi của bản thân bằng “nắm đấm” và đe dọa những ai cản lối.
  • Hăm dọa anh chị em ruột hoặc những đứa trẻ hàng xóm khác.
  • Khoác lác về khả năng thực tế hoặc huyễn hoặc về bản thân với những đứa trẻ khác.
  • Nóng tính, dễ nổi cáu, bốc đồng và sức chịu đựng kém khi thất vọng. Gặp khó khăn trong việc tuân thủ quy định và chịu đựng bất hạnh hay sự trì hoãn. Nếu trẻ thuộc dạng bốc đồng/hiếu động thái quá của AD/HD, điều này có thể giải thích một vài thái độ này. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn phải làm việc với bác sĩ và thầy cô của cháu để nói chuyện và chế ngự những hành vi như thế.
  • Dối trá.
  • Có biểu hiện chống đối, thách thức và gây hấn với người lớn, bao gồm cả thầy cô giáo và cha mẹ trẻ.
  • Có hành vi phản xã hội hoặc phạm tội (chẳng hạn như trộm cắp hay phá hoại), thường xảy ra ở giai đoạn nhỏ tuổi. Cháu có thể giao du với những đám bạn không hay.

Bạo hành học đường gây nhiều tổn thương cho trẻ

Cha mẹ của kẻ bạo hành có thể làm gì?

Cha mẹ của kẻ bạo hành nên hiểu rằng đứa trẻ có tính hung hăng bắt nạt những kẻ khác thì có nguy cơ gia tăng hành vi phạm tội hoặc phản xã hội trong tương lai. Chính vì thế việc giúp đỡ trẻ bạo hành thay đổi thái độ và hành vi đối với người khác là điều hết sức quan trọng.

Thái độ và hành động của cha mẹ

Nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Tránh phủ nhận hoặc xem nhẹ vấn đề. Đừng bạo biện kiểu như “Con trai là thế” hoặc “Bạo hành chỉ là một phần của việc phát triển thể chất tự nhiên”.

Lắng nghe thật cẩn thận và xem xét lại thực tế. Không nên tin mọi thứ trẻ kể với bạn. Trẻ hay bạo hành thường rất giỏi trong việc ngụy tạo với người lớn và có thể rất tinh ranh trong việc thêu dệt một câu chuyện khiến chúng có vẻ vô tội.

Trường học hoặc cha mẹ nạn nhân có thể có ghi chép lại các vụ con bạn bạo hành con họ. Nhưng dữ liệu này có thể chưa đủ để con bạn phủ nhận có tham gia nếu có chứng cứ trái ngược. Hãy xem xét lại ngày và các hành vi cụ thể và nhận định liệu đây có phải là một mô típ chung trong hành vi bạo hành của trẻ không.

Tìm hiểu các lý do cho thái độ tiêu cực của con bạn. Hãy tìm đến chuyên gia nếu điều đó cần thiết cho con bạn và/hoặc cho gia đình bạn.

Quy trách nhiệm cho kẻ bạo hành

Đừng tự trách bản thân bạn. Thay vào đó, hãy quy trách nhiệm cho con bạn với những gì mà cháu đã gây ra.

Làm rõ với trẻ rằng bạn xem chuyện bạo hành rất nghiêm túc, và sẽ không dung thứ cho hành động như thế trong tương lai. Nhấn mạnh cho trẻ biết rằng bạn muốn mọi hành vi bạo hành phải dừng lại ngay lập tức.

Vấn đề bạo hành cần được theo dõi một thời gian thông qua các câu hỏi han trẻ và thường xuyên liên lạc với nhà trường để xác định xem chuyện bạo hành đã dừng lại chưa.

Giúp kẻ bạo hành thay đổi thái độ

Lập một hệ thống quy định rõ ràng và đơn giản trong gia đình. Thường xuyên khen thưởng và củng cố điều này. Không áp dụng các biện pháp trừng phạt tiêu cực hay “mạnh tay” cho các hành vi xâm phạm các quy định trong gia đình này. Bạn cần phải kiên định với việc áp dụng quy định và có thái độ trừng phạt thích hợp với trẻ bạo hành, bao gồm cả việc tiết chế hay truất một số quyền lợi như thời gian xem tivi hay chơi game.

Giám sát các hành vi sai trái của trẻ bằng các hình phạt phù hợp. Tuy nhiên, bạn không được dùng đòn roi, vì làm thế sẽ chỉ củng cố thêm quan điểm sai lầm của trẻ rằng kẻ mạnh thì có thể bắt nạt kẻ yếu để đạt được thứ mình muốn. Nếu gia đình bạn và nhà trường kiên định trong việc áp dụng kỷ luật một cách tiêu cực trong vấn đề bạo hành, khả năng là trẻ sẽ thay đổi hành vi theo hướng tăng thêm theo chiều hướng xấu đi.

Dành nhiều thời gian với trẻ và giám sát hoạt động của trẻ một cách gần gũi. Tìm hiểu bạn bè của trẻ, nơi chúng thường tụ tập, và chúng thường hay làm gì khi nhàn rỗi. Liệu con bạn có kết với “bè xấu” không? Nếu có, hãy giới hạn khả năng rủi ro để cháu tụ tập với các nhóm người không tốt và thay vào đó là mang đến đến những cơ hội để cháu làm bạn với những nhóm người người thuận quan hệ xã hội hơn.

Xây dựng sức mạnh và tài năng cho trẻ, và giúp trẻ phát triển bớt hung hăng và thiên về hình mẫu phản ứng biết thương cảm hơn.

Thưởng cho trẻ khi giải quyết vấn đề bằng hòa bình với những hành động thận trọng và tích cực.

Linh Lan 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]