Báo Nhật khen Zalo thông minh khi tập trung vào nội địa

0

Ảnh: Internet

Nikkei cho rằng Line, Viber, WeChat và một số dịch vụ nhắn tin khác của nước ngoài đang ra sức cạnh tranh nhằm thống trị thị trường Đông Nam Á, vẫn chưa dịch vụ nào thực sự gặt hái được gì nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, một dịch vụ nhắn tin của Việt Nam có tên Zalo lại đang được sử dụng phổ biến với 12 triệu người dùng.

Thành công của Zalo, dịch vụ nhắn tin do công ty VNG phát triển, cho thấy các thương hiệu nước ngoài không phải lúc nào cũng giành chiến thắng. Những tính năng địa phương hóa và hoạt động tiếp thị tích cực có thể đem lại nhiều hiệu quả.

Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc VNG, nói: “Chúng tôi tập trung cung cấp trải nghiệm nhắn tin nhanh và đáng tin cậy. Sản phẩm của chúng tôi được thiết kế để hoạt động tốt trên cơ sở hạ tầng 3G của Việt Nam và trên những chiếc smartphone bình dân được nhiều người sử dụng”.

Một người dùng Zalo cho biết, anh ta thường xuyên sử dụng Zalo để nhắn tin và gọi điện cho bạn bè khi có kết nối Wi-Fi hoặc 3G. Hầu hết những người bạn có smartphone của anh ta đều thích Zalo vì “nó nhanh và tiện dụng. Khi dùng trên những chiếc smartphone có thông số RAM và vi xử lý thấp, ứng dụng không bị treo”.

Ông Khải cho biết, Zalo đã thu hút được 12 triệu người dùng kể từ khi ra mắt năm 2012. Tại Việt Nam, Zalo là ứng dụng nhắn tin di động được tải về nhiều nhất trên cả hai nền tảng Android và iOS trong hơn một năm qua. Ứng dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều ở những quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc và Nga.

Thị trường smartphone Việt Nam đang phát triển với tốc độ vào hàng nhanh nhất thế giới, nhờ lực lượng dân số trẻ yêu thích công nghệ và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Theo số liệu của công ty nghiên cứu Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 19 triệu người dùng smartphone, chủ yếu ở những khu vực đô thị.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng, những công ty Internet nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể nhân thấy rằng những công ty nội địa như VNG có lợi thế cạnh tranh. Ông Toản cho rằng, nếu một công ty nước ngoài muốn ra ứng dụng tại Việt Nam, họ nên hiểu văn hóa Việt Nam để địa phương hóa và thích nghi với nó. Có nghĩa là Việt hóa các ứng dụng và trò chơi, tích hợp với cổng thanh toán của Việt Nam và sử dụng các kênh phân phối địa phương.

Các chuyên gia cho rằng việc Zalo tập trung vào thị trường nước nhà là một động thái thông minh, ít nhất là trong tương lai gần.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]