Bảo quản và chế biến cơm nguội đúng cách

Thời tiết giao mùa, nồm ẩm kéo dài khiến nhiều người chán ăn. Ngoài các loại thức ăn mặn thì cơm cũng thường được để lại dùng cho bữa sau nhằm tiết kiệm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo quản và chế biến cơm nguội đúng cách.

15.4483

Theo các chuyên gia, quá trình biến chất của thực phẩm hay cơm nguội diễn ra rất nhanh. Nếu sử dụng cơm nguội đã biến chất sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó bảo quảnchế biến lại cơm nguội là điều rất quan trọng.

Bà Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên VTC news: “Dù cơm thiu đã đem đun nóng lại hoặc rang thì những độc tố vẫn còn trong cơm thì vẫn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm”. Trong thời tiết giao mùa, sức đề kháng của cơ thể thấp, thì càng dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

 

Từ 6 tiếng trở lên, vi khuẩn trong hạt cơm sẽ sản sinh ra một loại độc tố đường ruột. Nếu ăn cơm nguội thừa có chưa vi khuẩn này sẽ bị các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, buồn nôn, đi ngoài…

Các bà nội trợ cần chú ý những chi tiết nhỏ nhất trong bảo quản và chế biến lại cơm nguội. Nên để cơm trong hộp nhựa, sau đó đậy kín nắp và để vào trong tủ lạnh để tránh mùi trong tủ và vi khuẩn bên ngoài cũng không xâm nhập được. Tuy nhiên cách tốt nhất là ăn đến đâu nấu đến đấy.

Cách hấp cơm nguội dẻo thơm như cơm nóng

Hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện

- Cho ít nước vào nồi cơm điện, cơm nguôi cho vào tô rồi bỏ vào nòi

- Bật nút nấu và chỉ vài phút là cơm nóng mà còn như mới nấu.

 

Hấp cơm nguội bằng lò vi sóng

- Cho cơm nguội vào bát

- Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bát cơm lại hoặc úp một cái đĩa lên trên bát đựng cơm

- Cho vào lò vi sóng quay, cơm rất ngon và không bị khô.

Hấp cùng cơm mới

- Đợi sau khi nồi cơm mới cạn, dùng muôi khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ, cứ thể để nhỏ lửa.

- Nếu dùng nồi cơm điện thì bật lại nút nấu. Khi nào hơi bốc lên là có cơm nguội vừa ngon vừa nóng.

Cầu kỳ hơn khi chế biến cơm nguội, bạn có thể chế biến cơm nguội thành món cơm rang dưa bò.

Ths. BS. Trần Quốc Hùng, Giảng viên trường Cao đẳng Y tế HN khuyến cáo: “Thức ăn thừa không nên để qua đêm. Do thời gian để đồ ăn thừa càng lâu, vi khuẩn càng dễ lên men, tác động vào đồ ăn. Nhiều người cho rằng để thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, đảm bảo vệ sinh nhất tuy nhiên trong nhiệt độ từ 4-6 độ thì mầm bệnh vẫn phát triển. Tốt nhất là bỏ đồ ăn thừa hoặc sử dụng lại khi chưa quá 5 tiếng. Nếu ăn thấy khó chịu nên đến bệnh viện kiểm tra, không nên tự xử lý".

P.Anh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]