Bật mí bí quyết chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu

3 tháng đầu được xem là giai đoạn "nhạy cảm". 60% các trường hợp sảy thai đều sảy ra trong giai đoạn này của thai kỳ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thai nhi cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài hơn. Vậy, để chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu một cách tốt nhất, mẹ bầu nên làm gì?

15.5799

Bổ sung cho mình những bí quyết chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu dưới đây, mẹ nhé!

1/ Những buổi khám thai quan trọng

Ngay khi biết mình mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để đảm bảo bé cưng đang phát triển một cách tốt nhất. Cuối tháng thứ 3, thai nhi đã bắt đầu thành hình cơ bản, và một số cơ quan cũng bắt đầu hoạt động. Kiểm tra đầy đủ trong giai đoạn này sẽ giúp phát hiện những dị tật nguy hiểm. Đồng thời, những buổi khám thai này cũng cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cần thiết để chăm sóc bé cưng theo hướng tốt nhất.

2/ Ăn hợp lý

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Trong đó, việc bổ sung đầy đủ axit folic là cách đơn giản giúp bé cưng giảm 50% nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.

Với những phụ nữ có mức cân nặng trung bình, bạn nên thêm khoảng 200-300 calo trong thực đơn mỗi ngày, và cố gắng tăng từ 0,9 kg- 2,3 kg trong giai đoạn này. Không quá chú trọng về lượng, mẹ bầu chỉ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Một số chất dinh dưỡng không thể thiếu:

– Axit folic: Để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày.

– Sắt: Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ bầu làm gì cho hết mệt? Tình trạng mệt mỏi khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt cuối cùng. Nhiều mẹ thậm chí không muốn bước ra khỏi chiếc giường mỗi sáng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn phải đầu hàng trước hiện tượng này

– Canxi: Cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi

– Protein: Mỗi ngày bé cưng cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh.

3/ Tránh xa những “mối nguy”

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài nhất, chỉ cần một sơ xuất nhỏ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con. Muốn con có một môi trường phát triển an toàn, mẹ nên tránh xa những điều sau đây nhé!

– Rượu, bia và các chất kích thích: Gây ra những bất thường về thần kinh, dị dạng, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển đồng thời làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu…

– Các loại thuốc: Không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, một số loại thuốc kháng sinh, thuốc cảm còn là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu bị bệnh, mẹ bầu nên thử các biện pháp điều trị khác trước khi nhờ sự can thiệp từ y tế. Đặc biệt, nên có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

– Các loại hóa chất như sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, các sản phẩm trị mụn chứa  Isotretinoin  hay còn gọi là Accutane, các loại son môi chứa chì, hóa chất tẩy rửa nhà cửa… đều có một số chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng, thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh, quái thai, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai…

Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi Dị tật thai nhi rất dễ xảy ra nếu mẹ bầu không quan tâm đến chế độ ăn uống trong thai kỳ. Nhất là với 8 món sau đây, bạn nên tuyệt đối tránh xa!

4/ Vai trò của sức khỏe mẹ bầu

Tất nhiên, mẹ bầu có khỏe, bé cưng mới có thể phát triển một cách tốt nhất. Cảm cúm, viêm nhiễm khi mang thai hay những căn bệnh nguy hiểm như rubelle, quai bị… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Theo nghiên cứu, nếu mẹ bầu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh là khoảng 90%. Không chỉ vậy, nhiễm Rubella trong giai đoạn này cũng có thể phát triển hội chứng Rubella bẩm sinh và có thể dẫn đến tàn tật nặng sau khi sinh.

Bên cạnh sức khỏe, cảm xúc của mẹ bầu cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Những thai nhi có mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai có nguy cơ chậm phát triển cao hơn bình thường, đồng thời có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc sau sinh, có xu hướng lo lắng, dễ khóc lóc, khó chịu…

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]