Bé cắn móng tay: Nguyên nhân và cách trị

Cắn móng tay là một thói quen xấu rất nhiều người mắc phải ngay cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

0

Cắn móng tay vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến vi khuẩn có thể sẽ dàng xâm nhập cơ thể thông qua đường miệng. Vậy làm cách nào giúp trẻ từ bỏ thói quen này.

Tại sao trẻ em cắn móng tay?

Có rất nhiều lý do khiến bé cắn móng tay như tò mò, chán nản, stress, thói quen, hay bắt chước. Những biểu hiện của sự lo lắng ở trẻ bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc giật mạnh tóc, nghiến răng..., trong đó cắn móng tay là hành động phổ biến nhất. Thói quen này có khả năng tiếp tục xuất hiện ở tuổi trưởng thành.

Cũng như người lớn, trẻ em cũng có những nỗi lo lắng của riêng mình. Chúng đến từ môi trường, cuộc sống, lớp học và cả những áp lực vô hình mà cha mẹ đặt lên con.

Tại sao trẻ em cắn móng tay?

Nếu con bạn thỉnh thoảng cắn móng tay ở mức độ vừa phải (không làm tổn thương tay) và một cách vô thức (ví dụ trong khi xem tivi), hoặc nếu trẻ có xu hướng cắn móng tay trong tình huống cụ thể (chẳng hạn như các buổi biểu diễn hoặc các cuộc thi), thì đó chỉ là cách trẻ đối phó với những căng thẳng nhỏ và bạn không có gì phải lo lắng.

Thông thường khi lớn lên bé sẽ dần từ bỏ thói quen cắn móng tay, nhưng nếu việc cắn móng tay kéo dài quá lâu hoặc đơn giản là bạn muốn con bỏ thói quen này càng sớm càng tốt, thì nên kiên trì thực hiện một số cách sau.

Hãy giải quyết các mối lo âu của trẻ

Trước khi có thể làm điều đó, điều cần thiết mà bạn phải làm là hiểu được nguyên nhân sâu xa những căng thẳng mà con bạn phải đối mặt.

Nếu bạn nhận ra nguyên nhân, đó có thể là việc bố mẹ ly hôn, một ngôi trường mới, hoặc một buổi biểu diễn piano sắp tới, hãy nỗ lực để giúp trẻ nói ra những lo lắng của mình. Hãy luôn khuyến khích con trò chuyện với bố mẹ về những gì khiến chúng khó chịu. Đừng cằn nhằn hoặc trừng phạt con.

Trừ khi con bạn thực sự muốn ngừng cắn móng tay, nếu không bạn sẽ không thể ép 1 đứa trẻ từ bỏ thói quen của mình bằng sự la mắng. Giống như những thói quen liên quan đến sự lo lắng khác, cắn móng tay là một hành động vô ý thức.

Nếu con của bạn thậm chí không biết nó đang làm gì, cằn nhằn và trừng phạt trẻ là chiến lược khá vô dụng. Ngay cả người lớn cũng cần có thời gian để bỏ những thói quen như thế này.

Điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh, đừng để mọi việc trở nên phức tạp và nóng giận. Quát lên với trẻ "Đừng cắn móng tay. Bố/Mẹ không thể chịu đựng được!" có thể dẫn tới những xung đột và việc giúp trẻ bỏ thói quen này sẽ trở nên lâu dài và mệt mỏi.

Nói chung, miễn là con bạn không làm tổn thương chính mình và dường như trẻ không quá căng thẳng, cách tốt nhất là cắt tỉa móng tay trẻ gọn gàng, nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên, và cố gắng giữ cho trẻ tập trung chú ý vào những việc khác.

Nếu bạn gây áp lực bắt trẻ dừng cắn móng tay, bạn sẽ chỉ tăng thêm căng thẳng cho trẻ và có làm cho thói quen đó diễn ra nhiều hơn.

Giúp con dừng cắn móng tay

Nếu bạn bè của con bạn đang trêu chọc bé, bé có thể sẵn sàng bỏ thói quen này, và trẻ sẽ cần sự giúp đỡ của bạn. Đầu tiên, hãy nói chuyện với trẻ về những trò trêu chọc và khuyến khích trẻ con nói ra suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Trấn an trẻ rằng bạn vẫn yêu bé dù móng tay bé có trông như thế nào đi nữa và sau đó thì hãy tìm giải pháp khắc phục thói quen cắn móng tay của bé. Sau đó, hãy trò chuyện, thảo luận với trẻ về những thói quen khi căng thẳng và làm sao để bỏ được chúng.

Thỏa thuận với trẻ về cách nhắc nhở bí mật khi trẻ vô tình cắn móng tay như một cái chạm nhẹ vào cánh tay hoặc một từ mã nào đó.

Bạn cũng có thể áp dụng cách dán miếng băng dính đáng yêu trên ngón tay hoặc sơn móng tay như một dấu hiệu nhắc nhở bé khi quên.

Nếu trẻ đã đủ lớn, hãy dạy cho trẻ cách sử dụng dũa móng tay và để chúng ở trên bàn cạnh giường hoặc ở một vị trí thuận tiện trong phòng tắm cho trẻ dễ dàng sử dụng. Hãy khuyến khích con chạy nhảy, vui chơi ngoài trời thay vì ở lì trong nhà và cảm thấy căng thẳng. Đối với một số trẻ, học chơi một nhạc cụ có thể rất hữu ích giúp bé từ bỏ việc cắn móng tay.

Cuối cùng, hãy nhắc nhở trẻ và cả chính bạn rằng những thói quen xấu rất khó từ bỏ. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của cả cha mẹ và con cái sẽ mang đến một kết quả tốt.

Khi nào thói quen cắn móng tay trở nên nghiêm trọng?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, cắn móng tay nghiêm trọng có thể báo hiệu sự lo lắng quá mức. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu con bạn cắn móng tay khiến ngón tay bị đau hoặc chảy máu, hoặc nếu trẻ cũng đang làm những hành vi đáng lo ngại khác chẳng hạn như bóc da hoặc nhổ lông mi, lông mày của mình vì chúng có thể là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến tâm lý.

Theo Gia đình Việt Nam/ Phụ nữ và Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]