Bé lười ăn thịt phải làm sao?

Nếu bé lười ăn thịt, thậm chí không chạm vào một miếng thịt nào thì bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt protein...

15.5757

Thịt là một trong những nhóm thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ, cung cấp nguồn protein, chất đạm, sắt, kẽm, vitamin B giúp trẻ tăng cân, phát triển tốt. Tuy nhiên, do thịt dai, khó nhai và nuốt hơn nên rất nhiều trẻ nhằn rồi nhè ra. Dần dần có thể tạo thành thói quen, trẻ cứ thấy món gì dai, lạo xạo là lại nhè ra.

Khoảng 9-10 tháng tuổi, bé sẽ ăn được món thịt gà, thịt bò hầm chung với carrot, khoai tây. Bạn nên ninh thịt và rau cho bé thật mềm để tránh việc bé bị hóc, nghẹn. Thời điểm này, bạn không cần phải xay nhuyễn mà nên để thực phẩm dưới dạng xắt miếng chỉ mềm, mỏng để bé làm quen với kỹ năng tập nhai.

Bé cần khoảng 16g protein mỗi ngày và không quá khó để đạt được điều này thông qua ăn, uống.

Xử trí khi bé lười ăn thịt

- Bạn nên chọn những miếng thịt nạc (tránh những phần mỡ hoặc xương sụn vì chúng ít dinh dưỡng) tươi ngon để chế biến. Xay mịn và trộn thịt vào bột (hoặc cháo) ăn dặm cho bé.

- Nếu bé được khoảng 9 tháng tuổi, bạn nên luộc thịt thật mềm. Sau đó, bạn thái thịt thành những miếng mỏng và cho bé sử dụng cách ăn bốc.

- Nếu bé từ chối tất cả các món thịt thì có thể do mùi khó chịu của thịt. Bạn nên cho bé ăn từng chút một để bé làm quen. Sau đó, bạn mới nên tăng dần liều lượng.

Phần lớn các bé thích ăn thịt gà vì kết cấu của thịt gà mềm hơn các loại thịt khác. Tuy nhiên, thịt lợn và thịt bò thường giàu chất sắt; vì vậy, bạn nên ninh mềm cho bé ăn.

- Bạn có thể chế biến thịt thành món canh cho bé. Giai đoạn 1,5-2 tuổi, bé đã có thể nhai khá tốt; vì vậy, bạn có thể chế biến thịt (băm vụn hoặc xắt chỉ mỏng) thành món canh và đựng vào cốc để "đánh lừa" bé. Nếu bé không chịu ăn thịt trong bữa cơm, bạn có thể cho bé uống bổ sung canh thịt trong những bữa phụ.


Bạn nên cho bé ăn cả bã thịt; bởi vì, các loại dinh dưỡng vẫn tập trung nhiều ở phần xác thịt chứ không phải ở phần nước thịt.

- Những thực phẩm khác cùng nhóm với thịt là cá, trứng, đậu đỗ nhưng chúng lại ít chất sắt hơn thịt. Nếu bé lười ăn thịt, bạn nên tăng cường thêm nhóm thực phẩm phụ trợ trên. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng bất kỳ loại dinh dưỡng nào để thay thế cho món thịt trong thực đơn của bé.

Nên đọc

- Nhiều bé trở nên sợ thịt vì cha mẹ ép bé ăn quá nhiều thịt trong một bữa (do lo bé thiếu hụt chất đạm). Do đó, bạn nên ước lượng một bát cháo (khoảng 200ml) thì cần lượng đạm (thịt) là 1 thìa canh gạt

- Một miếng phômai chứa khoảng 6g protein. Nếu ăn trung bình 1-2 miếng phômai mỗi ngày, chúng sẽ đáp ứng 50-70% protein ở bé.

- Một cốc sữa chứa khoảng 8g protein. Uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày cũng đáp ứng được khoảng 50-100% protein cho bé.

- Một quả trứng chứa 7g protein nhưng việc ăn trứng hàng ngày không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Bởi vì, sử dụng trứng nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

- Các loại lúa, gạo, bánh mỳ, ngũ cốc cũng chứa một lượng protein nhỏ.

Như vậy không phải là thay các sản phẩm trên bằng thịt. Cha mẹ vẫn nên động viên bé ăn thịt hàng ngày vì ngoài nguồn protein, chất đạm trong thịt giúp bé tăng cân tốt.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]