Bệnh lao phổi: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

15.6061

Những loại lao phổi thường gặp

- Lao ngoài phổi: Có thể gặp lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu.

Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

- Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.

Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.

Triệu chứng bệnh lao phổi

Thông tin trên trang tin điện tử BV Bưu Điện, lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên.

Người lao phổi có các triệu chứng như sau:

Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi…Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mãn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi … Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần ko phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dung thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dung thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chuẩn đoán lao phổi.

Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% nững người lao phổi thể  hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ra ho máu rất nhiều từ các bệnh phổi – phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư  phổi, phế quản…) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp…), bệnh toàn than (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C…) Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những người ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

Triệu chứng toàn thân

Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi. Các triệu chứng toàn than quan trọng khác là chán ăn, mệt mỏi…

Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đồng người lao phổi. Những bênh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… có các triệu chứng hô hấp như trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất tường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều.

Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi lầ ra mồ hôi trộm ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi… phải chú ý có thể đó là do lao phổi.

Nguyên nhân bệnh lao phổi

1. Vi khuẩn gây lao

Theo Sức khỏe & đời sống, các nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis, là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia 16-20 giờ/lần, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là chủng E. coli, có thể phân chia 20 phút/lần). Mycobacterium tuberculosis không được phân loại gram dương hay gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm gram, nó nhuộm gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả.

Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm).

Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ỏ người.

2. Nguyên nhân gây lao

- Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.

- Do thường xuyên hoạt động ở nơi bị ô nhiễm, nhiều khí uế, nơi ẩm ướt tối tăm, bụi bẩn điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh.

- Do việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …

- Ngoài ra có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước….thì cũng dễ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…

3. Bệnh lao tấn công cơ thể bằng cách nào?

- Nhiễm lao: Nhiễm lao tức là có vi trùng bệnh lao trong người. Thông thường hệ miễn dịch (đề kháng) có thể chiến đấu chống lại vi khuẩn, khiến cho chúng trở nên không hoạt động. Trong khoảng chừng 90% trường hợp, vi trùng bệnh lao sẽ không hoạt động vĩnh viễn. Người bị nhiễm lao không lâm bệnh và không thể lây bệnh lao cho người khác. Trường hợp này gọi là nhiễm lao tiềm tàng.

- Bệnh lao: Bệnh lao là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư. Người bị bệnh lao có vi trùng lao hoạt động cộng thêm triệu chứng bệnh.

Trà Mi

Nên đọc

Nhi Cao - phòng khám dành cho trẻ em có 10 năm kinh nghiệm, với đội ngũ BS, chuyên gia nhi khoa giỏi và nhiệt huyết. Xin gọi 0923 55 9999 hoặc đến 32 Nguyễn Khang, Cầu Giấy để được tiếp đón.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]