Bệnh quai bị: Cách phòng và điều trị

Bệnh quai bị là một loại bệnh nhẹ xuất hiện ở tất cả mọi người nhưng thường thấy nhất là ở trẻ nhỏ từ 5 – 8 tuổi hoặc những trẻ lớn chưa được tiêm phòng.

15.5981

Tìm hiều về bệnh quai bị

Quai bị còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lây truyền do virus Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh gây nên.


Virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, mùa thu, đông và cũng có thể xảy ra quanh năm. Bệnh có nguy cơ phát triển thành dịch ở những nơi đông người như trường học, khu tập thể…

Triệu chứng của bệnh

Trẻ em khi mắc quai bị thường chưa biểu hiện ra bên ngoài mà có thời gian ủ bệnh trong vòng 2 - 3 tuần (17 - 18 ngày).

Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt 38 - 39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt điều đó dẫn tới việc trẻ hay quấy khóc.Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.

Biến chứng

Bệnh quai bị là một loại bệnh nhẹ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn:

- Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ lớn lên (tuy nhiên trường hợp trẻ mắc quai bị bị vô sinh khi lớn là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau. Con nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.

- Viêm não hoặc viêm màng não: xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Phòng bệnh

Để trẻ tránh mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên cho con tới trạm y tế gần nhất để tiêm vacxin phòng bệnh quai bị khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị.


Khi tiếp xúc với những người mắc bệnh quai bị cần phải thật cẩn thân, đeo khẩu trang và nên đi tiêm phòng quai bị để tránh việc bệnh có thể lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.

Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.

Cách điều trị bệnh

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thì cần phải cách li trẻ 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác. Đồng thời nhắc bé nên hạn chế vận động, nằm yên tại chỗ.

Cha mẹ nên hạ sốt cho con bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người hoặc có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau nhưng cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.

Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.

Tuy nhiên nếu cha mẹ phát hiện trẻ xuất hiện những biến chứng không lường như trên thì cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để các bác sĩ chữa trị, tránh để tình huống xấu xảy ra.

Chi Chi (Tổng hơp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

Nên đọc

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]