Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa

Tiểu đường có hai loại: tuýp I và tuýp II. Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này vì những thay đổi về thực phẩm và phong cách sống.

15.5972

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Vnexpress đưa tin, có hai loại bệnh tiểu đường, cùng một nguyên tắc chẩn đoán triệu chứng: Lượng đường trong máu cao.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tiểu đường bẩm sinh và xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, bắt đầu từ lúc mới sinh. Đây được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, mặc dù người lớn cũng có thể mắc.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phần lớn liên quan đến lối sống và là triệu chứng của sự giàu có trên toàn cầu; Chúng ta ăn thực phẩm phong phú hơn và tập thể dục ít hơn. Đây là căn bệnh âm thầm.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt đầu khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin. Trong vòng vài tháng, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Các triệu chứng để theo dõi, đặc biệt là ở trẻ em, bao gồm:

- Khát nước: Bệnh nhân tiểu đường không được điều trị thường xuyên khát nước và không gì làm tan cơn khát.

- Đi tiểu thường xuyên: Không chỉ đơn giản là kết quả của việc uống nhiều chất lỏng, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ đi tiểu rất thường xuyên.

- Buồn nôn: Nếu không chữa trị, người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường buồn nôn và ói mửa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đang uống soda hay đồ uống có đường khác để làm dịu cơn khát không thể tắt của họ.

- Sụt cân: Bởi vì insulin rất cần thiết để chuyển hóa thức ăn đúng cách, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ sụt cân dù họ có ăn nhiều thế nào.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu chậm vì cơ thể bạn phát triển sự đề kháng insulin. Thuốc uống có thể giúp khôi phục sự trao đổi chất khỏe mạnh của cơ thể. Dưới đây là các triệu chứng của căn bệnh này:

-  Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, và giảm cân, giống với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.

- Nhiễm trùng thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không được điều trị sẽ không thể tự lành một vết xước hay tổn thương khác một cách nhanh chóng.

- Mờ mắt nếu bệnh tiểu đường không được điều trị.

- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân có thể xảy ra.

Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Thanh niên cho biết, những thay đổi thói quen sống hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường:

-Tập thể dục: Giảm cân là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể.

Một trong những cách tập thể dục được các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là đi bộ, tốt nhất là vào giờ trưa, chọn đi thang nếu có thể và kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt cả tuần.

-Chế độ ăn lành mạnh: Tiêu thụ thực phẩm ít chất béo, đường và natri. Chọn thức uống không hoặc ít calorie. Thay thế chất carbon hydrate trắng (bánh mì trắng, gạo trắng) bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt.

-Thay thế khéo léo các thực phẩm khi nấu: Những thành phần ít chất béo và thấp calorie sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, bạn nên tránh dùng thực phẩm dạng chiên, thay vào đó hãy nướng chúng.

-Kiểm tra huyết áp và cholesterol: Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 tăng rủi ro cao huyết áp và cholesterol cao. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo huyết áp nên duy trì ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa những biến chứng thường đi kèm bệnh tiểu đường.

-Bỏ thuốc lá: Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ ngay. Hoặc nếu không hút thuốc thì bạn cũng đừng tập thói quen xấu này.

Bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến tất cả các loại biến chứng, bao gồm cả cái chết.

Điều trị cho bệnh tiểu đường sẽ giúp hầu hết mọi người có cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nhiều người bị mắc biến chứng là do điều trị không hiệu quả. Bệnh nhân cần tự theo dõi và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, bệnh sẽ ít nguy cơ biến chứng hơn.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]