Bệnh trĩ chữa càng sớm càng tốt

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 đến 45% dân số, thường gặp ở nam giới nhiều hơn.

15.6018

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây biến chứng. Hậu quả là không ít người tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe.

Ngoại trừ nguyên nhân táo bón thường gây tâm lý lo lắng với các biểu hiện dữ dội ngay như chảy máu thành tia, giọt khi đi cầu, đau rát nhiều và búi trĩ thường xuất hiện sớm, các trường hợp còn lại, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì bệnh ở vùng kín đáo nên nhiều người thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có tâm lý chủ quan. Ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua, ít gây khó chịu nên rất hay bị bỏ qua.

Bệnh trĩ khi nặng thường khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, tinh thần không thoải mái. Một số người mắc trĩ ôm nỗi niềm khổ hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều, dĩ nhiên sẽ đau nhiều hơn.

Bạn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ dựa và các biểu hiện sau:

- Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia.
 
Muộn hơn, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

- Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Nếu trĩ sa độ 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

- Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cộm, vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn; bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, gây đau, chảy dịch nhầy ở hậu môn, sa trĩ nặng, hoặc ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao, phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác.

Muốn điều trị triệt để, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như nhiễm trùng hoặc hẹp hậu môn… Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với một vài thuốc đông y để chữa trị.
 
AloBacsi.vn (Theo VnExpress)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]