Bí kíp 'bỏ túi' trước khi vượt cạn

Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để chuẩn bị sẵn sàng cho một ca sinh nở nhé! a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6289
  • 1

    Chuẩn bị tinh thần trước khi sinh con

    Vốn là việc không có gì đáng sợ, các bà mẹ trẻ nên loại bỏ những lo lắng, không nên sợ hãi trong lòng. Các tâm lý sợ hãi, lo lắng, vội vàng khi sinh con đều có ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa con.

    Kỳ thực, sinh con là quá trình sinh lý bình thường, phụ nữ mang thai phần nhiều đều cảm thấy sinh con thuận lợi, cần đợi đến ngày sinh mà tin tưởng vào bản năng con người. Có sự tin tưởng và dũng khí, từ đó bỏ sự lo lắng, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để phối hợp với bác sĩ và y tá chào đón đứa con ra đời.

  • 2

    Cùng chồng lên kế hoạch rõ ràng

    Nói chuyện nghiêm túc với người chồng của mình về những điều chị em mong muốn từ chồng trước và sau khi sinh con (cũng phải biết lắng nghe những điều anh ấy mong muốn nữa nhé!).


    Chị em đừng quên chia sẻ, trò chuyện cùng chồng nhé! (ảnh minh họa)

    Ngoài ra, tranh thủ lúc chưa bận rộn con cái, mẹ bầu và chồng nên dành thời gian cho nhau. Mỗi tuần, nên đi xem phim cùng nhau 1 lần, thỉnh thoảng bạn có thể mua đĩa DVD các bộ phim hay về nhà để hai vợ chồng cùng xem và thư giãn cùng nhau.

    Cùng nhau nằm nói chuyện, chia sẻ cho nhau những điều mình lo lắng và mơ ước về em bé sắp ra đời. Cả hai cũng sẽ có những bất ngờ về những suy nghĩ thú vị của bạn đời.

  • 3

    Đồ đạc để nhập viện

    Em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào trong thời gian dự sinh, vì vậy chị em bầu cần chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc, quần áo và các phụ kiện cần thiết gói lại trong túi nhỏ và khi xuất hiện những cơn đau đẻ thì chỉ cần mang theo là được.

    Trước ngày sinh khoảng 2 – 3 tháng các chị nên chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để chào đón bé yêu nhé. Đó có thể là: mũ sơ sinh, tất tay tất chân, khăn xô lau mặt mũi, bỉm/tả giấy, hộp sữa tốt cho trẻ sơ sinh (phòng trường hợp chị em chưa có sữa kịp), bình sữa, núm vú nhựa, áo mới, áo dài tay, tất, nịt bụng, khăn nhỏ loại mềm để vệ sinh đầu vú trước khi cho bé bú, bông gòn nhét tai (tránh bị ù tai sau sinh), ống hút sữa. Nhất là thẻ bảo hiểm y tế và các giấy xét nghiệm máu, nước tiểu...

  • 4

    Đồ dùng cho bé

    Khăn choàng có mũ trên đầu, tấm đắp, tấm lót chống thấm, một số áo quần, tã, que gòn vô trùng để làm vệ sinh cho trẻ mỗi khi tắm xong, gạc vô trùng, băng rốn vô trùng, bao tay, bao chân (nên dùng loại chất liệu mềm, thoáng).


    Cần chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc cho trẻ trước khi đi sinh nở. (ảnh minh họa)

    Áo cho bé nên dùng loại khuy bấm hoặc cột dây để mặc vào nhanh hơn khi tắm bé xong; không dùng áo cài khuy dễ làm ảnh hưởng đến da non của trẻ. Nên chọn loại áo chui đầu, cài một bên. Nếu có ô chụp, nên dùng loại có khóa an toàn để tránh nguy hiểm cho bé.

  • 5

    Điện thoại trong ‘tư thế sẵn sàng’

    Hãy chắc chắn rằng điện thoại di động của cả hai vợ chồng luôn hoạt động và có tiền trong máy. Trước khi sinh nở chị em bầu cũng cần lưu lại tất cả những số điện thoại cần thiết của bệnh viện và các hãng taxi để phòng khi bạn đau đẻ khi ở một mình hoặc ở một nơi nào đó không có người thân bên cạnh.

  • 6

    Đừng quên tập thể dục

    Việc mất sức lực khi sinh đẻ là rất nhiều. Do đó trước khi sinh con nên nghỉ ngơi một tuần, ngoài tăng cường về dinh dưỡng, cần sinh hoạt có quy luật, ngủ cho đầy đủ, nuôi dưỡng tính khí, kết hợp nghỉ ngơi tránh mệt, không làm việc mệt nhọc, nhưng nên vận động thích hợp.

    Bản thân bạn cần phải sẵn sàng mọi thứ để chờ đến giây phút con chào đời. Cắt tóc thật ngắn, gọn gàng, vệ sinh chân, tay và chăm sóc mặt thật tốt, cho dù một vài tuần sau sinh, chị em sẽ phải mặc quần áo kín mít nhưng việc vệ sinh sạch sẽ rất tốt cho thai nhi.

    Chị em cũng nên tham gia vào một lớp học tiền sản, tập thể dục, đọc sách, thư giãn… là những việc bạn nên tranh thủ làm lúc em bé chưa ra đời.

  • 7

    Ngủ đủ giấc

    Một trong những việc quan trọng nhất cần làm trước khi đến phòng sinh là nghỉ ngơi đầy đủ. Chị em bầu cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để tránh tâm lý mệt mỏi vì khi đến phòng sinh sẽ không có thời gian nghỉ ngơi cộng với quá trình sinh nở cũng rất mất sức nữa.

  • 8

    Giữ vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà


    Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chuẩn bị phòng ở khi ở cữ cho cả mẹ và bé. (ảnh minh họa)

    Trước khi đi sinh nở, cần giữ gìn về sinh sạch sẽ và gọn gàng cho ngôi nhà nếu bạn không muốn khi trở về em bé sẽ phải chứng kiến tình trạng lộn xộn của ngôi nhà. Việc này cũng giúp bạn giảm tải thời gian phải thu dọn nhà cửa sau sinh nở.

  • 9

    Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ

    Từ 38 tuần thai trở đi, các chị nên chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể. Có thể lúc đó cơ thể của các chị xuất hiện những cơn co thắt nhẹ, cổ tử cung mỏng và ngắn lại rồi bắt đầu giãn nở dần. Và các chị nên xin nghỉ sinh trước ngày dự kiến sinh từ 1 – 2 tuần.

    Những dấu hiệu đó cần nhận biết được để chuẩn bị tâm lý sắn sàng chờ sinh. Những dấu hiệu thường thấy khi sắp đến ngày sinh là: cảm giác sa bụng (không thấy rốn), đi tiểu nhiều lần trong ngày, vùng lưng dưới có cảm giác đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Có thể xuất hiện dịch âm đạo màu trắng đục giống lòng trắng trứng gà hoặc chất nhầy màu hồng.

    Đầu tiên sẽ có máu xuất ra ngoài kéo theo những cơn chuyển dạ. Chỉ đến khi có những cơn co, cơn đau xuất hiện dồn dập thì cơn đau vượt cạn mới đến thật sự. Ngay khi đó, các chị nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện liền để bác sĩ tiện theo dõi và chăm sóc.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]