Bí kíp vượt qua 10 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả những câu hỏi được sử dụng nhiều nhất trong các buổi phỏng vấn xin việc và cách trả lời tốt nhất để "ghi điểm" với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn luôn có được một "phong độ" tốt nhất.

15.6
  • 1

    “Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân”

    Câu hỏi này thường được nhà tuyển dụng đặt ra ngay khi bàn ngồi vào tiếp chuyện với họ. Đừng quá đi sâu và chi tiết về lý lịch của mình. Cách trả lời thông minh nhất cho câu hỏi này sẽ xoay quanh mục tiêu nghề nghiệp của bạn, các kỹ năng bạn có và kinh nghiệm làm việc đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Sẽ thuyết phục hơn khi bạn đưa ra thêm từ 3-4 dẫn chứng với lời giải thích ngắn gọn cho các ý đã nói.

  • 2

    “Đâu là điểm mạnh của bạn?”

    Nhà tuyển dụng đang muốn kiểm tra những kỹ năng mà bạn đang có đối với vị trí công việc. Câu trả lời cho câu hỏi này tối thiểu nhất bạn phải nói được cách mình giải quyết một công việc là như thế nào? Hãy nói một cách ngắn gọn và chân thật nhất.

     

     

     

    Đừng quên sử dụng các ví dụ minh họa để nhà tuyển dụng thấy được sự thực tế từ bạn. Có thể như: “Bằng mối quan hệ đã có sẵn, tôi có thể gia tăng doanh thu cho công ty thông qua việc ký kết các hợp đồng với những khách hàng có nhu cầu”.

  • 3

    “Đâu là điểm yếu của bạn?”

    Đừng thừa nhận với nhà tuyển dụng những câu rất “ngô nghê” như: “Tôi có tính hay quên trong công việc” hay “Tôi rất khó hòa đồng với những người thế này thế nọ…..”.  Chìa khoá để tháo gỡ cho câu hỏi muôn thuở này không phải là đáp lại đúng theo câu hỏi. Đáp lại câu hỏi này bằng cách nhận biết những mảng trong công việc của bạn, những chỗ bạn có thể cải thiện và chỉ ra được chúng là tài sản quí giá thế vào với một người chủ tương lai. Nếu bạn không có cơ hội phát triển những kĩ năng nhất định ở công việc trước, hãy giải thích bạn tha thiết thế nào để có được kĩ năng đó trong vị trí mới. Gợi ý trả lời: “Trong vị trí cũ, tôi không thể mở rộng kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tôi thực sự muốn có khả năng làm việc ở một nơi mà sẽ giúp tôi thuyết trình tốt hơn và thảo luận trước những người khác.

  • 4

    “Tại sao bạn rời bỏ vị trí cũ?”

    Đây là một “cái bẫy” mà bạn phải tỉnh tảo để vượt qua. Một nguyên tắc chung để trả lời câu hỏi này là không đổ lỗi hay liên quan đến một người thứ ba cụ thể nào đó. Đơn giản bởi vì có thể ông chủ tương lai của bạn có thể biết hoặc đang có mối làm ăn với những người bạn đã nhắc tới.

     

     

    Luôn sử dụng những nguyên nhân khách quan như “vì lý do đi lại, yếu tố hoàn cảnh gia đình hay muốn một thử thách mới để phát triển….” là sự lựa chọn sáng suốt nhất.

  • 5

    “Bạn đã chuẩn bị như thế nào cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay?”


     

    Sự chuẩn bị chu đáo sẽ là điểm cộng dành cho bạn. Hãy tìm hiểu kỹ công việc bạn sắp làm trong bảng mô tả công việc khi tuyển dụng. Bên cạnh đó là những thông tin cần biết về công ty (sứ mệnh, tầm nhìn, lãnh đạo….). Làm tốt việc này giúp cho nội dung  buổi phỏng vấn sẽ trở lên thẳng thắn và rõ ràng hơn giữa hai phía.

  • 6

    “Cách thức bạn vượt qua khó khăn như thế nào?”

    Mục đích của câu hỏi là để nhà tuyển dụng biết được khả năng giải quyết công việc của bạn như thế nào. Bên cạnh câu trả lời quen thuộc là “xem xét và gỡ rối” thì bạn cũng đừng quên liệt kê ra các phương án giải quyết khác để người phỏng vấn có thể đánh giá được khả năng tư duy của bạn. Chẳng hạn như: “Lượng khách hàng của Công ty đã đông đảo. Doanh thu tăng cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể mở thêm các gói dịch vụ với mức giá khác nhau để chiếm lĩnh thị trường”.

  • 7

    “Công ty có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Ý bạn sẽ thế nào?” 

    Câu trả lời của bạn sẽ thế nào nếu không muốn để nhà tuyển dụng cho rằng bạn là một nhân viên lười biếng? Hãy giải thích rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và điều đó chẳng làm bạn bận tâm. Bạn sẽ cùng với các nhân viên làm việc vì lợi ích chung của toàn công ty. Mục tiêu của bạn là hoàn thành công việc theo một cách hiệu quả nhất. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá rất cao tinh thần teamwork của bạn. 

  • 8

    “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc (vị trí) này?”


     

    Hãy suy nghĩ thật kỹ.  Không đề cập đến tài chính thì đâu là động lực khiến bạn ứng tuyển? Vì gia đình hay đây là một công ty tốt cho sự phát triển cá nhân. Cách trả lời khéo léo ở đây có thể là: “Bên cạnh kinh nghiệm đã tích lũy được ở những vị trí tương tự và mong muốn được phát huy nó để phục vụ khách hàng nên tôi quyết định nộp đơn cho công việc này tại Quý công ty ta.”

  • 9

    “Tại sao chúng tôi phải tuyển bạn?”

    Nhiệm vụ của bạn là phải khẳng định được rằng bạn là một ứng viên tốt nhất cho vị trí tuyển dụng này. Nhà tuyển dụng đang mong chờ từ bạn một câu trả lời có liên quan đến công việc họ đang cần người. Nếu vẫn còn nhớ các kỹ năng, yêu cầu trong bản mô tả công việc thì bạn sẽ hình dung ra ngay được câu trả lời.  Hãy liên hệ những gì tốt nhất bạn có với những gì họ cần. Đó là cách trả lời tốt nhất giành cho các ứng viên.

  • 10

    “Mức lương mong muốn bạn nhận được?”

     

     

    Đây là câu hỏi thường xuất hiện vào cuối buổi phỏng vấn. Sẽ dễ dàng hơn để bạn chủ động câu trả lời nếu trong bản mô tả công việc có nói đến. Tuy nhiên, một cách trả lời rất hay là hãy hỏi lại người tuyển dụng: “Mức lương cho công việc này dao động trong khoảng nào?” Ngoài ra, nếu đã có kinh nghiệm ở những vị trí tương tự, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]