​Bị lừa gạt khi đi du lịch, biết kêu ai?

TTO - Mùa lễ 30-4, câu chuyện TP.Đà Nẵng phạt kịch khung các khách sạn lừa gạt du khách nhận được sự nhất trí cao của dư luận.

15.5883
Du khách tắm biển Đà Nẵng - Ảnh: Đ.C

Nhiều bạn đọc cũng chia sẻ với TTO về những bức xúc mà họ từng gặp phải khi đi du lịch.

Sợ mất vui nên… đành chịu

Chị Kim Linh (Q.2, TP.HCM) bày tỏ: “Cảm giác như mình không được tôn trọng. Khách hàng là thượng đế nên đúng ra phải được phục vụ chu đáo để lần sau còn quay lại”.

>> Chị Kim Linh

Bạn Y.N. (ĐH Hoa Sen, TP.HCM) chia sẻ: “Du khách phải đi một đoạn đường dài mới đến nơi mình du lịch, vừa mệt vừa gặp rắc rối nên sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng trong suốt chuyến hành trình”.

>> Bạn Y.N. 1

Theo anh Trọng Nhân (Q.1, TP.HCM), khi gặp những cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn làm ăn mất uy tín thì chuyện tốn thêm tiền bạc không đáng nói. Quan trọng là hình ảnh ban đầu của địa phương đó, khu du lịch đó không còn đẹp nữa, sự phấn khởi của du khách cũng giảm đi nhiều.

“Nhiều trường hợp, khi bị "chặt chém", lừa gạt không quá lớn, mình nghĩ là đang đi chơi để không mất vui nên cũng không làm lớn chuyện” - anh Nhân nói.

>> Anh Trọng Nhân 1

Nếu gặp sự cố, gọi đường dây nóng du lịch

Năm 2014, Cửa Lò đón 2,3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước - Ảnh: Doãn Hòa

Một hướng dẫn viên cho biết: “Khi để khách tự do tham quan, mua sắm, hướng dẫn viên thường dặn dò khách trước những chỗ quen biết, có uy tín. Nếu khách bị "chặt chém" thì hướng dẫn viên sẽ nói chuyện với cửa hàng hoặc sẽ báo với quản lý thị trường khu vực, cục kiểm tra du lịch của địa phương”.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn viên này, việc báo cáo đó diễn ra sau sự việc. Tức quyền lợi của du khách vẫn không được bảo vệ ngay.

Là một hướng dẫn viên tự do, anh Minh Dũng cho biết: “Thông thường, du khách đến tham quan vào những dịp cuối tuần, lễ tết mà khoảng thời gian đó thì cơ quan hành chính không làm việc nên khi gặp sự cố cũng không biết báo cho ai, du khách thì chẳng ai muốn bỏ những ngày nghỉ ít ỏi để làm thủ tục trình báo rườm rà”.

Chị Thu Kiều (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) cho rằng: “Khách du lịch nên tự bảo vệ mình trước, cần tìm hiểu kỹ thông tin về điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng mà mình sắp đến”.

>> Chị Thu Kiều

Anh Trọng Nhân nêu ý kiến: “Nên có đường dây nóng để người dân trực tiếp phản ảnh. Cơ quan quản lý phải làm việc sát sao hơn, nhất là những dịp lễ lớn để du khách trong và ngoài nước thật sự hài lòng, xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam”.

>> Anh Trọng Nhân 

Trên thực tế, ở một số tỉnh thành tại VN, đã có số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ du khách. Theo kinh nghiệm của các hướng dẫn viên, tỉnh thành có các số điện thoại di động thì 24/24 hỗ trợ tốt du khách như tại Hà Nội: 0946791955, Khánh Hòa 0947528000. Song, với những đường dây nóng mang số điện thoại bàn thì thường số điện thoại cũng... nghỉ lễ. 

Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý địa phương

Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (văn phòng luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM) nhấn mạnh: “Cơ quan quản lý có thể kiểm tra và phát hiện những sai phạm này rất dễ dàng, chẳng qua là có làm hay chưa chứ không phải làm được hay không”.

Cũng theo luật sư, nghị định số 109/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn đã quy định cụ thể về các mức xử lý trong trường hợp không niêm yết giá hoặc niêm yết lập lờ, không rõ ràng.

Do đó, cơ quản lý thị trường chỉ cần kiểm tra và xử phạt, ngăn chặn những hành vi "chặt chém", lừa gạt khách hàng của các cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Đồng thời, nên có đường dây nóng phản ánh và phối hợp đồng bộ giữa các sở ban ngành như sở công thương, sở tài chính, sở văn hóa - thể thao và du lịch… thì việc quản lý mới thật sự tốt.

“Người tiêu dùng báo lên mà không có sự vào cuộc của cơ quan quản lý thì việc phát hiện đó cũng không đạt kết quả” - ông Hiệp khẳng định.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

Luật sư Hiệp cho biết: “Theo quy định của pháp luật thì người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết giá rõ ràng”.

Do đó, để tránh bị "chặt chém", người sử dụng nên hỏi giá trước, nếu không chấp nhận thì có quyền từ chối.

“Còn việc nhờ đến cơ quan chức năng, trên thực tế thời gian qua chưa đạt hiệu quả” - ông Hiệp nhận định.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

Hợp đồng giao dịch dân sự có thể thực hiện theo hình thức hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản hay đăng ký trên trang web.

Theo luật sư Hiệp, Bộ luật dân sự quy định nếu giao dịch có điều khoản đặt cọc thì khi một trong hai bên vi phạm điều khoản sẽ phải bồi thường gấp đôi (đối với người nhận cọc) hoặc mất số tiền cọc (đối với người đặt cọc).

Riêng giao dịch miệng bảo vệ quyền lợi du khách vì không có chứng cứ chứng minh, đây là điều mà du khách cần lưu ý.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2015, ước tính có 2.007.884 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Đặc biệt, riêng tháng 4-2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 690.440 lượt, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đây cũng là tháng thứ tư liên tiếp số lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm so với năm 2014.

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG - TÀI PHONG
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]