Bí quyết cải thiện chiều cao cho trẻ

Một bữa sáng lành mạnh luôn là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia về dinh dưỡng.

0

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, cách tốt nhất để tăng cường chiều cao tự nhiên là tập thể dục và sử dụng những loại thực phẩm phù hợp.

3 giai đoạn quyết định phát triển chiều cao ở trẻ:

- Giai đoạn trong bào thai: Khi mang thai, người mẹ cố gắng tăng 10-12kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50cm lúc chào đời (khoảng 3kg).

- Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất trẻ tăng 25cm, 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10cm.

- Giai đoạn dậy thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12-18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm/năm nếu trẻ có được chế độ dinh dưỡng tốt.

Tuy nhiên, khó có thể dự tính chính xác năm nào trẻ có sự phát triển vượt trội. Vì vậy phải bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.

Sau dậy thì, chiều cao của trẻ tăng rất chậm. Đến độ tuổi 15-17 thì chiều cao trung bình ở trẻ gái phát triển không đáng kể và chiều cao của trẻ trai thì phát triển chậm hơn.

Ảnh minh họa

Công thức tính chiều cao trung bình cho trẻ trên 1 tuổi 

X = 75cm +5cm x (N – 1)

Trong đó:

X = chiều cao hiện tại của trẻ

75 = chiều cao của trẻ lúc 1 tuổi

5 = chiều cao tăng trung bình trong 1 năm

N = số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Tuy nhiên, sự phát triển chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng như tình hình bệnh tật của trẻ và chế độ luyện tập, môi trường sống.

Để có được chiều cao tương ứng với độ tuổi, các bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng tốt, ăn thực phẩm nhiều canxi, tắm nắng và năng vận động ngoài trời.

Một vài bí quyết để cải thiện chiều cao

- Một bữa sáng lành mạnh luôn là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia về dinh dưỡng. Bữa sáng lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ sự trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng nhiều và hiệu quả hơn. Điều này sẽ tác động lớn đến khả năng tăng trưởng về chiều cao.

- Chế độ dinh dưỡng đúng đắn không chỉ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển về thể chất của trẻ mà còn chi phối lớn tới sự tăng trưởng về chiều cao. Bữa ăn nhiều protein sẽ giúp cháu cao lớn và phát triển tốt hơn vì protein có chức năng xây dựng hệ thống cơ bắp.

Ảnh minh họa

- Ngủ, nghỉ đầy đủ: Thói quen ngủ, nghỉ khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Các hormone tăng trưởng được sản sinh trong lúc ngủ. Bạn cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Thời gian và chất lượng của giấc ngủ càng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormone hơn.

- Những bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Nên ăn 5-6 bữa trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng nhanh chóng và đầy đủ hơn.

- Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ. Các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo giãn các chi và mô tế bào trong cơ thể. Một số bài tập đặc biệt như nhảy dây hay leo trèo giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cải thiện chiều cao ở trẻ. Những hoạt động thể thao như bóng rổ, bơi lội, quần vợt và bóng đá cũng có tác dụng tương tự. Ngoài ra, một số động tác yoga kích thích tăng trưởng chiều cao khá hiệu quả.

- Duy trì cân nặng phù hợp, tránh quá gầy, thừa cân hoặc béo phì.

- Uống nhiều nước. Nước giúp loại thải độc tố, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, góp phần cải thiện chiều cao.

- Tránh các tác nhân gây ức chế đối với quá trình tăng trưởng. Thuốc lá (hoặc hít phải khói thuốc lá), đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc trong thời gian dài cũng có hại cho quá trình phát triển về thể chất của trẻ, đặc biệt chiều cao.

- Điều chỉnh tư thế. Tư thế đúng sẽ giúp cơ thể giữ được vóc dáng chuẩn, nhờ đó chiều cao cũng sẽ phát triển tốt hơn.

Nếu thực hiện các bí quyết trên mà vẫn không cải thiện chiều cao thì nên khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]