Bí quyết cắt giảm chi phí điều trị tiểu đường

Theo ADA, có tới 80% người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở Mỹ lo lắng về chi phí điều trị, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo dài như hiện nay.

15.6014
Để giúp người bệnh cắt giảm chi phí,  Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) vừa cung cấp một số khuyến cao bổ ích sau đây.
 
1. Không được bỏ thuốc

Rất nhiều người mắc bệnh ĐTĐ thường có tật bỏ thuốc hoặc uống thuốc không đều đặn, giảm liều vì cho rằng như vậy sẽ giảm được chi phí. Theo chuyên môn như vậy rất nguy hiểm, làm cho bệnh tình thêm nặng, nhất là tiểu đường tuýp 1. Nói ngắn gọn nó làm tăng axít máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc bỏ uống thuốc rất nguy hiểm, vô tình làm tốn tiền và gây nguy hiểm. Vì lý do này mà để tiết kiệm chi phí thì người bệnh nhất thiết phải uống đủ, đúng liều theo khuyến cáo. Nếu cần thay đổi thì nên tư vấn bác sĩ.

2. Áp dụng lối sống tích cực

Lối sống tích cực ở đây là dùng thực đơn cân bằng, khoa học, năng luyện tập để giúp cơ thể chuyển hóa tốt, giảm đường huyết và giảm việc dùng thuốc. Theo nghiên cứu dài kỳ do các chuyên gia ĐH Washington Mỹ thực hiện và công bố đầu tháng 9 vừa qua cho thấy, nhóm người có rủi ro mắc bệnh ĐTĐ cao, nếu giảm được 7% trọng lượng cơ thể qua ăn uống, luyện tập thì giảm được 58% rủi ro mắc bệnh và ngay cả những người đã mắc bệnh, nếu áp dụng lối sống tích cực cũng giảm được mức độ sử dụng thuốc do đường huyết giảm. Vì vậy ăn uống, luyện tập được xem là liều thuốc rất hiệu nghiệm đối với người mắc bệnh ĐTĐ.

3. Có kiến thức về bệnh ĐTĐ

Hầu hết các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh ĐTĐ là thuốc "phổ thông đại chúng", giá rẻ, hay gọi theo chuyên môn là thuốc generic drug. Nhưng thực tế kiến thức của người bệnh lại quá sơ sài. Theo một nghiên cứu mang tên Consumer Reports của Mỹ đã chỉ ra cho thấy, chỉ có 4% người bệnh hỏi bác sĩ giá thuốc, 66% không hề biết giá thuốc của họ bao nhiêu.

4. Áp dụng các phép thử test đường huyết rẻ tiền

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thử đường huyết, kể cả thử tại gia cho đến các phương pháp thử tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Thậm chí có cả những phép thử test đắt không kém gì thuốc. Giá cả các bộ thử kit đường huyết cũng không đồng nhất, đắt rẻ còn phụ thuộc vào độ tin cậy, tốc độ và khả năng lưu giữ số liệu. Ngoài ra cũng nên thử máu thường xuyên để có kết quả so sánh, điều chỉnh ăn uống, dùng thuốc cho phù hợp. Khi mua bộ kit thử nên tư vấn, xem kỹ nhãn mác và nên mua bút thử đã được các cơ quan y tế kiểm duyệt.

5. Tư vấn về uống thuốc

Ngoài việc ăn uống cân bằng khoa học, để tăng cường hiệu quả thuốc và giảm chi phí nên tư vấn bác sĩ kỹ càng về việc dùng thuốc, như thời gian uống, uống trong ăn hay sau ăn, liều dùng an toàn...

6. Nên dùng thử thuốc lần đầu

Mỗi khi dùng một loại thuốc mới, đặc biệt là loại thuốc đắt tiền nên đề nghị bác sĩ cho dùng thử. Ở một số quốc gia bác sĩ hoặc các cửa hàng dược thường cho các bệnh nhân dùng thử trong vòng 1 tháng, khoảng 1 đến 2 mẫu thuốc mới. Sau 6 tháng sử dụng nên đi kiểm tra đường huyết, việc làm này vừa giảm chi phí lại có tác dụng biết thêm một loại thuốc mới.

7. Cần biết rõ về bản thân

ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 là căn bệnh tự miễn do chính cơ thể làm sai chức năng tạo ra nên những người mắc bệnh béo phì, có tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì nên đi khám sớm để phát hiện ra bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2, khả năng mắc bệnh của bản thân là 15%. Nên đi khám và làm các phép thử test để biết chính xác bản thân mắc bệnh tuýp 1 hoặc tuýp 2. Hai dạng bệnh này cũng có những phương pháp điều trị về thay đổi lối sống ăn uống cho phù hợp để giảm bệnh.
 
AloBacsi.vn
 Theo Khắc Nam - Nông Nghiệp Việt Nam
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]