Bí quyết chăm sóc ngực sau sinh

Hầu hết các bà mẹ sau sinh đều mong muốn duy trì việc cho con bú càng lâu càng tốt. Nhưng song song đó, các mẹ cũng lo lắng sau cai sữa, bầu ngực sẽ trở nên chảy xệ, đầu ti xấu đi, không còn quyến rũ như thời con gái. Thậm chí, nhiều mẹ đã từ chối cho con bú vì quan niệm này. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại, việc cho con bú đúng cách không những tốt cho bé mà còn tốt cho cả mẹ, giúp giảm nguy cơ ung thư vú, hạn chế tình trạng ngực chảy xệ và một “món quà tặng kèm” nữa đó là giúp giảm cân tự nhiên.

0
Cùng Thẩm mỹ Xuân Trường tìm hiểu bí quyết chăm sóc bầu ngực sau sinh để giữ dáng ngực đẹp mà vẫn làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ nhé!
Đặc điểm của bầu ngực sau sinh
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của cơ thể thay đổi làm tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa cho con bú. Điều này khiến bầu ngực ngày càng lớn hơn và đỉnh điểm là sau sinh, tuyến vú căng sữa khiến ngực tăng kích thước gấp 3 lần và kèm theo đó là cảm giác cương tức khó chịu.
Việc để vú bị căng sữa liên tục, cho bé bú không đúng tư thế, bú không đều hai bên hoặc vệ sinh đầu ti không sạch sẽ đều ảnh hưởng tiêu cực đến vòng 1, làm gián đoạn quá trình cho con bú hoặc khiến ngực bị “mất dáng” sau cai sữa.
Cho con bú cần đúng tư thế
Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, hướng mặt bé về phía bầu vú, để miệng bé ngậm hết quầng vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ. Tuy nhiên, đối với những mẹ còn yếu, sinh mổ hoặc song sinh thì có thể tham khảo thêm các tư thế cho con bú thuận lợi hơn. Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực đẹp mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt hay chảy máu đầu ti.
Cho con bú đúng tư thế giúp các mẹ giữ dáng ngực và hạn chế tổn thương đầu ti
Cho con bú đều hai bên ngực
Nếu mẹ chủ yếu cho con bú bên tay thuận hoặc bên bầu ngực nhiều sữa, lâu dần sẽ khiến ngực bên to bên nhỏ, mất cân đối. Hãy chú ý cho bé bú đều hai bên bầu ngực và bú cạn rồi mới chuyển bên. Tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước, càng bú nhiều sữa càng về và ngực sẽ càng to ra.
Chăm sóc đầu ti
Núm vú hay còn gọi là đầu ti trong điều kiện tự nhiên đã tự tiết ra các chất tiệt trùng và mùi hương đặc thù để bé có thể nhận biết được vú mẹ. Do đó, chỉ nên vệ sinh sau khi bé bú xong bằng cách đơn giản là dùng khăn ấm và mềm lau sạch sữa cặn trên đầu ti. Nếu áo mẹ bị dính sữa thì nên thay áo để đảm bảo vệ sinh.
Cho bé bú không đúng cách cũng khiến núm vú bị tổn thương. Hãy cố gắng để bé ngậm hết quầng vú, nếu bé chỉ mớm hời hợt vào núm vú, hãy dùng ngón tay út đưa vào miệng bé đến khi bé nhả ra.
Trường hợp đầu ti bị khô, nứt sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến viêm nhiễm. Một số cách sau có thể giúp bạn hạn chế tình trạng này:
- Vắt một ít sữa và bôi quanh đầu ti, sau đó để khô. Sữa mẹ có chứa thành phần vitamin E và các chất kháng thể sẽ giúp vết thương mau lành, bảo vệ da đầu vú.
- Có thể sử dụng kem có chứa lanolin để giảm cảm giác đau nhức và giúp mau lành vết thương.
- Giữ cho núm vú của bạn được khô thoáng sau khi cho bé bú. Có thể sử dụng áo ngực bằng chất liệu cotton, lót kèm miếng hút sữa để giúp núm vú khô thoáng và giảm cọ xát với áo.
Nên sử dụng loại áo ngực vải cotton mềm mại, thoáng mát
Massage ngực
Massage ngực là một trong những cách làm săn chắc ngực sau khi sinh khá hiệu quả, đồng thời giúp giảm cương tức trong thời kỳ cho con bú. Dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm lau lên toàn bộ vùng ngực rồi dùng bàn tay massage quanh ngực theo hình tròn, chiều từ dưới lên trên khoảng 5 - 10 phút. Nhớ duy trì phương pháp này mỗi ngày để hạn chế tình trạng ngực teo tóp, chảy xệ sau sinh các mẹ nhé!
Nhận biết các dấu hiệu bất thường của ngực
Trong thời kỳ cho con bú các mẹ thường gặp khá nhiều rắc rối, đặc biệt là các bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu gặp một trong những triệu chứng sau đây, các chị em hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Sốt hoặc cảm cúm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vú (còn gọi là viêm vú);
- Chất tiết đầu vú bất thường hoặc chảy máu đầu vú;
- U đỏ, đau và có cảm giác nóng khi sờ vào bầu ngực, đó có thể là triệu chứng của việc tuyến sữa bị tắc;
- Tụt núm vú;
- U trên ngực.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân của mình, đặc biệt là các mẹ sau sinh để biết cách chăm sóc “bình sữa” và luôn tự tin với bầu ngực khỏe đẹp, bạn nhé.

Chiêu Anh - Thẩm mỹ Xuân Trường

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]