Bí quyết chăm sóc răng ê buốt

Răng ê buốt còn được gọi là răng nhạy cảm, khi gặp tác động từ đồ ăn và thức uống nóng hoặc lạnh có thể làm răng bạn đau nhức và ê buốt.

15.592

Tỷ lệ răng ê buốt cao

Theo báo điện tử Dân trí, tại hội nghị Khoa học và triển lãm Nha Khoa – Phẫu thuật tạo hình lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2011 cho biết theo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa thế giới thì trên thế giới có hơn 50% dân số có biểu hiện răng ê buốt, phổ biến ở độ tuổi từ 20 đến 50 và xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 40[U1].

Tỷ lệ người bị răng ê buốt ngày càng cao

Tuy nhiên, tỉ lệ người đi khám nha sĩ hoặc tìm phương pháp chăm sóc răng lại rất thấp, nguyên nhân phần lớn là do không biết ê buốt là một dấu hiệu của răng nhạy cảm, cũng như không có kiến thức về răng nhạy cảm.

Vì sao bị ê buốt răng?

Cảm giác ê buốt phần lớn là do ngà răng và ống ngà bị lộ ra ngoài. Trong điều kiện bình thường, ngà răng (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng.

Nhưng vì nhiều lí do như chải răng không đúng cách, tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ, trang trí răng… đã khiến lớp men bao phủ này trở nên mỏng manh hơn, ít tác dụng bảo vệ làm ngà răng, ống ngà bị lộ dẫn đến ê buốt răng. Ngoài ra, theo thời gian, nướu bị tụt cũng có thể làm lộ ngà răng dẫn đến ê buốt răng.

Vì ê buốt răng không gây nguy hiểm tức thời nên nhiều người không quan tâm đến nó. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không được giảm bớt thì theo thời gian ngà răng sẽ lộ ra ngày càng nhiều, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác cho răng miệng.

Những đối tượng dễ bị ê buốt răng

· Phụ nữ mang thai

· Phụ nữ cho con bú

· Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50 và dễ bị hơn nam giới

· Người bị tật nghiến răng khi ngủ

· Người có thói quen dùng thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh hay quá ngọt, quá chua

· Những người có tiền sử bệnh răng miệng như tụt lợi, nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng…

Cách nhận biết sớm răng ê buốt:

· Từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh

· Thỉnh thoảng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng, lạnh, ngọt, chua…

Nên đọc

Chăm sóc răng ê buốt

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, khi lên kế hoạch điều trị, việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ, sau đó tùy vào tình trạng răng miệng và độ nhạy cảm ngà răng để đưa ra phương pháp cụ thể cho từng trường hợp.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn chải răng đúng cách: không đánh răng quá mạnh và đưa ngang bàn chải, nên dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/ lần, chải răng nhẹ nhàng lên xuống.

Răng nhạy cảm cần được tăng cường chất lượng yếu tố bảo vệ (men răng, ngà răng) thông qua sử dụng  kem đánh răng chuyên dụng, thuốc bôi hoặc nước súc miệng tại chỗ có chứa các thành phần hóa học như hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate...

Đồng thời, các bệnh nhân được khuyên nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích tủy răng, dùng máng ngậm trong trường hợp nghiến răng, hàn các răng sâu...

Bên cạnh đó,đối với bệnh nhân bị mòn răng, tùy vào vị trí và mức độ sẽ đươc tiến hành phục hồi mô men răng đã mất bằng các vật liệu thay thế.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân để tổn thương quá nặng mới đến khám dẫn đến tụt lợi, răng bị mất tổ chức quá nhiều. Lúc này, bệnh nhân có thể được ghép tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.

Đôi khi, nếu không còn cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc tiến hành điều trị tủy là cần thiết. Lúc đó, tủy răng sẽ được lấy bỏ và thay thế bởi các vật liệu nha khoa, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất cảm giác ê buốt.

Thuốc tham khảo:

- Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng.

- Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]