Bí quyết “chế ngự” nỗi sợ hãi

15.5972

Thực ra, sợ hãi không phải là kẻ thù của chúng ta, nhưng chỉ khi biết chế ngự và vượt qua nó, bạn mới có thể thành công. Hãy check thử những “bí kíp” dưới đây nhé, vừa dễ thực hiện lại vừa hiệu quả đấy!

Tự tin đối diện với nỗi sợ hãi

Để thực sự có thể làm chủ được nỗi sợ hãi, bạn buộc phải đối mặt với chúng. Vì thế, điều trước hết bạn nên làm là liệt kê ra các ưu điểm, sở thích, sở trường và các mục tiêu cần thực hiện. Điều này tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự lại giúp đỡ bạn rất nhiều. Bởi luôn nghĩ đến ưu điểm của mình sẽ khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ, tự tin vào bản thân hơn, dù cho bất cứ điều nào không mong muốn xảy ra.

Ngoài ra, bạn cũng nên điểm lại những điểm yếu, những nỗi sợ thường thấy nhất của bạn, chẳng hạn:  Sợ không tìm được việc làm, sợ thi trượt, sợ bị bỏ rơi,… Khi ấy, bạn sẽ dễ dàng ý thức được nỗi sợ đang đến gần và “Ùm!”- Hãy thừa nhận điều đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao bạn lại sợ và giải quyết chúng mau thôi bạn nhé, nếu không thì những nỗi sợ ấy lại càng lớn dần thêm và sẽ càng khó hơn để bạn  có thể chống lại nó đấy!

Tự trấn an

Chắc chắn, đây sẽ là điều mà bạn dễ dàng làm nhất khi sắp sửa đến “giờ G”. Hãy tự trấn an bằng nhiều “liệu pháp”: hát một bài hát, vỗ tay theo một điệu nhạc nào đó, tự nhủ trong đầu những kiểu câu chẳng hạn “Cố lên nào!”… đồng thời chuẩn bị thật kĩ lưỡng những thứ cần thiết cho “giờ G”. Và khi “giờ G” đã đến, bạn cần hết sức tập trung, uống thật nhiều nước và điều hòa nhịp thở ổn định. Khi ấy, cảm giác sợ hãi sẽ bay đi đâu mất mà ngay cả bạn cũng không nhận thức rõ điều đó nữa đấy!

Thư giãn cơ thể tích cực bằng nhiều cách

Nghe thì có vẻ không liên quan cho lắm nhưng chơi thể thao và giữ gìn sức khỏe tốt cũng là một trong những cách giúp bạn chế ngự nỗi sợ hãi và ngày càng tự tin hơn trong cuộc sống đấy! Ngoài ra, các bài tập thiền, yoga, điều hòa hơi thở cũng khiến bạn xua đuổi những hình ảnh tiêu cực và thư giãn cơ thể nữa. Bởi việc cảm xúc phát triển mạnh dẫn đến sự gia tăng căng cứng cơ thể, và sự căng cứng này lại góp phần thúc đẩy cảm xúc lớn mạnh hơn. Như vậy, sự thư giãn cơ thể sẽ dẫn đến thư giãn tâm lý, và thư giãn tâm lý sẽ giúp bạn vượt qua được những nỗi sợ nhanh chóng!

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Chấp nhận và rút lấy kinh nghiệm từ sự giúp đỡ của người khác không phải là thất bại. Bởi một khi bạn quá sợ hãi, đầu óc bạn sẽ không còn tỉnh táo như “người ngoài cuộc” nữa. Bạn cần một “chất xúc tác” lạ khác có thể dễ dàng kéo bạn ra khi cơn mê sợ hãi đang “dìm” bạn xuống. Tuy nhiên, hãy thực hiện điều này khi bạn đã quá mệt mỏi, quá bế tắc vì điều ấy rất dễ gây tâm lí dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, bạn nhé!

BACSI.com (Theo Kenh14)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]