Bí quyết của 'bóng hồng nghị trường'

Từ ngày trở thành đại biểu Quốc hội, nữ bác sĩ Hương Sen bị 'soi' nhiều hơn, cả khi ở bệnh viện lẫn khi ra đường.

0

Bí quyết của 'bóng hồng nghị trường'

>
>

Từ ngày trở thành đại biểu, nữ bác sĩ Hương Sen bị 'soi' nhiều hơn, cả khi ở bệnh viện lẫn khi ra đường.

Cô được nhiều phóng viên ưu ái gọi bằng cái tên "Bông hồng nghị trường" bởi vẻ đẹp ngoại hình cũng như bởi nhiệt huyết tuổi trẻ.

Quê của (sinh năm 1986) ở xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, nổi tiếng với đặc sản rượu Phú Lộc. Gia đình của Hương Sen cũng theo nghề truyền thống này. Ngoài ra, gia đình bên nội của cô còn tham gia kinh doanh, do vậy, lúc đầu, người thân mong muốn cô thi đại học hướng vào khối ngành kinh tế vì thời gian học không nhiều và sau này ra đi làm cũng đỡ vất vả.

“Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mơ ước được khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Do vậy, tôi vẫn quyết định học khối B và đăng ký vào trường Y”, cô nói về lý do mình chọn nghề bác sĩ.

Tốt nghiệp đại học Y Hải Phòng, bác sĩ đa khoa Hương Sen đã lựa chọn trở về quê hương Hải Dương để làm việc, cô vào làm việc tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. Gần một năm sau khi rời giảng đường đại học, Hương Sen được đề cử, tham gia ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương trong kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2011. Hương Sen trở thành một trong ba đại biểu trẻ nhất của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 (cùng sinh năm 1986).

Khi biết tin con gái mình đã trở thành “bà nghị”, cùng với niềm vui và lòng tự hào về người con gái ngoan hiền và giỏi giang của mình, bố mẹ cô cũng không khỏi lo lắng về những trọng trách đè nặng lên cô con gái mình.

Xinh tươi, hồn nhiên là điều thường thấy ở những người đang trong độ tuổi thanh xuân, còn với một chính khách, đó là sự sâu sắc, điềm tĩnh và quyết liệt. Cả hai điều này đều có ở nữ đại biểu, bác sĩ Vũ Thị Hương Sen.

Vũ Thị Hương Sen hiện là bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Nhi Hải Dương.

Nữ đại biểu say sưa kể về công việc, về những kỷ niệm vui buồn của nghề. Cô kể, có nhiều gia đình hiếm muộn, khó khăn lắm mới sinh được một người con, nhưng do bệnh tật hiểm nghèo, đứa trẻ không qua khỏi. Nhìn họ khóc, cô cũng thương xót vô cùng. Nhưng cũng có những trường hợp vừa thương vừa trách vì gia đình quá chủ quan, thiếu hiểu biết nên khi đưa trẻ tới bệnh viện thì đã quá nặng, không thể cứu chữa.

Rồi cô nói về những kỷ niệm ngày mới vào nghề, từng bị ông bố của một bệnh nhân chỉ thẳng vào mặt mà quát: “Đồ trẻ ranh, biết gì mà khám” khi thấy cô còn quá trẻ và một phần do họ không hiểu về thủ thuật chuyên môn. Nhưng đó chỉ là chuyện hy hữu, rất nhiều bệnh nhân sau khi được điều trị khỏi bệnh đã xin chụp ảnh với cô bác sĩ trẻ đẹp, yêu nghề.

Hương Sen cho biết, sau khi trúng cử đại biểu Quốc hội, cô nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên cạnh những lời cổ vũ, động viên, ủng hộ thì cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều và họ đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề, tại sao cô lại trở thành đại biểu Quốc hội.

“Đó là một điều bình thường mà tôi không thể giải đáp được hết tất cả thắc mắc của mọi người, tôi chỉ mong mọi người ủng hộ và đánh giá tôi qua những việc tôi làm, chứ đừng đánh giá tôi qua những suy diễn chủ quan của một vài cá nhân. Với tôi, được tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội đã là một vinh dự lớn lao và ngay từ đầu, tôi cũng xác định đây là cơ hội để học tập và rèn luyện bản thân. Còn việc trúng cử hay không đó lại là chuyện khác, không phải cái gì muốn cũng được, bởi nếu không được cử tri tin yêu, tín nhiệm và bỏ phiếu thì tôi cũng đâu có thể trúng cử được”, cô chia sẻ.

Nhiều gia đình bệnh nhân khi tới bệnh viện nhận ra “bà nghị” Hương Sen, họ cũng để ý xem cô có làm giống như những gì đã hứa với cử tri, giống với những điều từng phát biểu trước diễn đàn Quốc hội hay không. Đi ra đường, về nhà, đến bệnh viện, nữ bác sĩ đều bị “soi” nhiều hơn khi đã trở thành đại biểu Quốc hội.

Hương Sen bày tỏ sự biết ơn với gia đình vì đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện để cô tham gia các hoạt động xã hội. Mỗi khi phải tham gia họp Quốc hội, bệnh viện và các đồng nghiệp cũng chia sẻ thời gian công việc để cô hoàn thành công việc của một nghị sĩ.

Hương Sen hồ hởi nói về những dự định tương lai của mình, cô đang tập trung thời gian ôn thi cao học và phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bác sĩ Hương Sen còn nói tỉ mỉ về việc sẽ sắp xếp công việc ở bệnh viện ra sao, ở trường học thế nào mỗi kỳ tham gia họp Quốc hội.

Theo “bà nghị” Hương Sen, vì chưa có gia đình riêng nên cô cũng có nhiều thời gian dành cho công việc hơn. Sau những cuộc họp căng thẳng trên nghị trường, ngoài thời gian sinh hoạt chung với đoàn đại biểu Quốc hội Hải Dương, Hương Sen cũng hay ra ngoài để ngắm đường phố Hà Nội và mua những quyển sách hay.

Hương Sen bật cười khi được hỏi, là đại biểu Quốc hội, chuẩn bị học thạc sĩ và có thể phấn đấu lên tiến sĩ thì có lo đàn ông ngại không dám lại gần không. Cô cho biết, không ai có thể lập ra kế hoạch cho chuyện tình cảm, cái đó cứ để đến tự nhiên. Không muốn nói nhiều về cuộc sống riêng tư, Hương Sen nói: “Hãy để cho tôi khoảng không gian với những bí mật của riêng mình”.

Liên tiếp trong 3 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13, nữ đại biểu xinh đẹp Vũ Thị Hương Sen đều bị giảm cân. “Sau những kỳ họp ấy, đồng nghiệp thường trêu đùa tôi, lên thủ đô về sao lại gầy và xấu hơn?”, cô chia sẻ.

Những kỳ họp kéo dài cả tháng trời, “ngập” trong những đống tập tài liệu, “nóng” với các phiên thảo luận đã làm đại biểu Hương Sen “hao mòn” nhan sắc. Nhưng đến kỳ họp thứ tư, Hương Sen đã dần tăng cân.

Dù áp lực công việc đã làm cho nữ đại biểu “bớt xinh”, nhưng ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13, nữ đại biểu Vũ Thị Hương Sen đã được nhiều nhà báo yêu mến, đặt cho biệt danh “Bông hồng nghị trường”. Thậm chí, hình ảnh của nữ đại biểu xinh đẹp đã lan truyền và hâm nóng cộng đồng mạng.

“Đã là phụ nữ, ai cũng muốn mình trở thành một phụ nữ xinh đẹp trong mặt mọi người. Không chỉ riêng tôi, những nữ đại biểu Quốc hội khác cũng sẽ cảm thấy hãnh diện khi được gọi với biệt danh này. Nhưng sắc đẹp chỉ là vẻ đẹp bên ngoài, có thể sẽ là lợi thế, là ấn tượng ban đầu với người đối diện khi tiếp xúc trực tiếp. Trí tuệ là vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong mỗi con người, cần phải được rèn giũa, được tôi luyện qua thử thách mới có được.

Người ta thường nói: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Tôi nghĩ, điều cử tri quan tâm mong muốn ở người đại diện cho mình là người phải có trí tuệ, có bản lĩnh chứ không phải là một vị đại biểu chỉ có nhan sắc bên ngoài”, đại biểu Hương Sen tâm sự.

Theo Gia Đình và Xã Hội

Đăng lại

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]