Bí quyết để gia đình hạnh phúc vào năm mới

Các chuyên gia tâm lý học cung cấp các cách đơn giản giúp bạn có thể thay đổi thói quen tẻ ngắt trong gia đình và tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ..

15.5916
  • 1

    ‘Tự do muôn năm!’

    Người lớn thỉnh thoảng cần “biến mất” khỏi thế giới của trẻ để chúng có thời gian một mình hoặc chơi cùng với các trẻ khác. Những khoảng lặng riêng tư của chúng cần được bạn tôn trọng. 


     

    Hãy để chúng mắc lỗi! Đó là sự trải nghiệm của bản thân và đó cũng là một cách giáo dục sự tin tưởng, trách nhiệm với cuộc sống.

    Tuy nhiên, bạn hãy nhớ câu nói “Trẻ sẽ không nghe lời bạn nếu bạn chỉ nói suông, hãy chứng minh cho trẻ hiểu bằng tấm gương là chính bạn”.

  • 2

    Tại sao phải ‘sợ’ từ chối?

    Bạn thử cố ý từ chối trẻ những gì trẻ thực sự muốn. Cho trẻ những “cái cớ” để thực hiện những ước muốn. Trẻ sẽ trải nghiệm, muốn đạt một điều gì đó cần phải cố gắng hết mình.

  • 3

    Ít hơn nhiều’…

    Đừng mua quá nhiều mọi thứ nhất là trong năm 2012 đầy biến động này. Bạn nên “quy hoạch” tài chính của gia đình. Biết dùng “chất” để đối phó chứ không chạy theo số lượng.


    ... và của cả gia đình là điều hạnh phúc nhất 

  • 4

    Hạn chế kế hoạch dài hơi cho cuối tuần.

    Lúc “thịnh vượng”, bạn và chồng luôn có những kỳ nghỉ riêng. Dù hiện nay, bạn vẫn chưa lâm phải cơn túng quẫn để đến nỗi không có một kỳ nghỉ cho gia đình thì bạn vẫn nên hoạch định chi tiết các kỳ nghỉ cuối tuần để đảm bảo tài chính trong năm nay. 

  • 5

    Niềm tin nơi gia đình

    Bạn nên tin vào người bạn “tí hon” của mình và chia sẻ với các “cục cưng” suy nghĩ của bạn. Sự chia sẻ đó góp phần làm cho mối dây liên hệ giữa bạn và trẻ càng ngày càng gắn bó hơn.

  • 6

    Sống cho bản thân

    Dành thời gian chăm sóc bản thân không phải là bạn ích kỷ. Để ý đến sở thích và những cá tính riêng của mình rất cần trong xã hội hiện đại. Bạn có thể đi shopping, tán gẫu cùng bạn bè, tập thể dục, yoga…

    Một năm mới thực sự hạnh phúc đang chờ đón những ai biết cách tổ chức và làm mới cuộc sống gia đình.

  • 7

    Cuộc sống với thiên nhiên

    Mỗi tuần, bạn dành một ngày không có tivi, đầu đĩa, máy tính và những dụng cụ bằng điện. Hãy tắt hết những đồ dùng hiện đại không cần thiết! Đồ chơi của bé không có những tiếng bíp bíp, đèn sáng, không nhạc và tiếng ồn... Tất cả mọi người trong gia đình ngồi chia sẻ, nói chuyện và bàn luận về mọi thứ xảy ra xung quanh. 

  • 8

    Một ngày ‘vô vi’

    Bạn đừng là người lúc nào cũng hớt hải làm đủ mọi việc cho trẻ từ việc lập kế hoạch học tập, chia sẻ xã hội đến việc tổ chức giải trí… Bạn nên xả hơi và cho phép mình và trẻ có 1 ngày không cần khuôn phép, không cần kế hoạch.

  • 9

    Đồng sáng tạo 

    Cùng mọi người trong gia đình tưởng tượng và sáng tạo ra những trò chơi từ những việc đơn giản như gấp quần áo cũ, trang trí hộp đựng giấy ăn với bút chì màu, tẩy, keo... Bé và bạn có thể giả vờ khám phá thế giới dưới biển hoặc tìm gỗ trong rừng cùng các nàng tiên hoặc có thể bịa ra một cuộc thám hiểm tìm kho báu với nhứng những tình tiết phiêu lưu, kỳ thú.


    Những nụ cười của 2 bạn...

  • 10

    Xì-tốp sự giúp đỡ trẻ

    Một bé gái rất yêu quý chú thỏ của mình và coi đó là người bạn duy nhất. Một hôm, chú chó nhà hàng xóm tha chú thỏ đi mất. Cô bé buồn lắm! 

    Mẹ cô nói rằng, chú thỏ sẽ không về nữa, chú đã bị chết rồi. Bà mẹ đã khéo léo nói với cô bé về cái chết. Hai mẹ con đều thương tiếc chú thỏ đáng yêu và cô bé đã hiểu, chú thỏ ấy không thể mãi mãi ở bên cạnh cô được.

    Bài học gì rút ra từ câu chuyện? 

    Đó là trách nhiệm rất lớn của các bậc cha mẹ về sự chuẩn bị cho trẻ hiểu về thế giới không đơn giản chỉ là màu hồng, còn có cái chết, những đau khổ… Thỉnh thoảng bạn bảo vệ trẻ khỏi những điều xấu nhưng tốt hơn nếu bạn đưa cho trẻ công cụ như thái độ, cách ứng xử… để chấp nhận những điều đau khổ hơn là bao bọc trẻ trong một thế giới vô trùng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]