Bí quyết khắc phục nỗi sợ phát biểu

Một phút trước khi 'ra trận', bạn nên nhịp chân nhẹ trên sàn hoặc làm hành động mang tính nhịp nhàng tương tự a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5016

Để bình tĩnh trên bục phát biểu, không ít người phải dùng thuốc có tác dụng làm ổn định huyết áp và nhịp tim. Tuy nhiên, bạn không cần áp dụng cách này mà có thể bắt đầu với điều cơ bản nhất: thực hành thật nhiều. Tiếp theo, phát biểu dựa trên một bản đề cương chứ không nên đọc nguyên văn phần văn bản đã chuẩn bị trước. Vài bí quyết bên dưới sẽ giúp bạn xử lý nốt các trở ngại còn lại khi phát biểu trước đám đông.

  • 1

    Hồi hộp và run rẩy

    Mách bạn: Một phút trước khi “ra trận”, bạn hãy nhịp chân nhẹ trên sàn hoặc làm hành động mang tính nhịp nhàng tương tự. Điều này giúp bạn kiểm soát được lượng adrenaline. Còn lại vài giây, bạn có thể xoa hai bàn tay vào nhau để giảm bớt căng thẳng. Khi đã yên vị trên bục phát biểu, chú ý hít vào và nói ngay ở thời điểm bắt đầu thở ra. Giọng của bạn nghe sẽ thoải mái hơn và bạn không còn thấy căng thẳng nữa.

  • 2

    Khô miệng

    Mách bạn: Để đối phó với cảm giác hồi hộp, cơ thể tự “tắt” các chức năng không cần thiết (như khả năng tiêu hóa, do đó khiến dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt không được tiết ra) để giải phóng năng lượng cho cơ bắp. Theo lời tư vấn của Marjorie Brody, tác giả cuốn Speaking is an Audience-Centered Sport, bạn nên thử thoa một lớp vaseline mỏng lên răng. Sau đó, bạn nhớ cắn nhẹ đầu lưỡi ngay trước khi mở miệng để kích thích các tuyến nước bọt nhé!

  • 3

    Luôn chêm “ừ”, “à” vào câu nói

    Mách bạn: Trong thời gian tập phát biểu, nên nhờ một người bạn đếm số lần bạn nói “ừ”, “à”… để kiểm tra mức độ xuất hiện của những từ đệm thừa. Khi cảm thấy mình sắp thốt ra loại từ này, bạn hãy cố gắng ngừng lại trong một hoặc hai giây. Như thế có vẻ hơi lâu, nhưng người nghe sẽ không để ý đâu!

  • 4

    Người nghe phía dưới làm bạn sợ

    Mách bạn: Một câu nói thường kéo dài từ 3 đến 6 giây. Theo gợi ý của Mary Fensholt, tác giả của sổ tay hướng dẫn nói trước đám đông The Francis Effect, bạn nên nhìn vào gương mặt của một người nghe khác với mỗi cụm từ mới. Như vậy, bạn sẽ thấy bình tĩnh lại vì phần phát biểu của mình có vẻ giống một cuộc trò chuyện và ít mang tính độc thoại hơn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]