Bí quyết nhỏ để trở thành tỷ phú

Trong một buổi thuyết trình, một học giả chỉ ra rằng, nếu muốn 10 năm sau có 1 tỷ đồng thì mỗi ngày nên để dành 170 ngàn đồng gửi ngân hàng (có tính lãi suất với mức lãi suất 9%/năm).

15.5701

Đối với nhiều người trong chúng ta, số tiền đó chẳng đáng là bao nhưng số tích tiền góp sau 10 năm rất đáng cho chúng ta suy nghĩ!

Chúng ta thường có tâm lý nhiều mới để dành, còn ít thì xài luôn, hoặc nghĩ rằng để dành như thế tiền mất giá. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng nếu không để dành thì chẳng bao giờ chúng ta có dư.

 
 
 
Gửi góp ngân hàng là lựa chọn tốt để tích lũy tài chính cho những người có thu nhập không cao nhưng ổn định

 

Vậy tại sao chúng ta không tích góp, tiết kiệm từ bây giờ? Bằng cách là mỗi tháng chúng ta hãy đóng góp một phần tiền gửi vào ngân hàng? Với cách làm này chúng ta vừa tiết kiệm được tiền, vừa có lãi từ tiền gửi.

Chị Lý Thị Phương - nhân viên văn phòng cho biết: “Nếu tiết kiệm, hàng tháng tôi cũng còn dư khoảng 2- 3 triệu đồng, tôi để dành trong tài khoản… ATM, nhưng thường không bao giờ được quá 2 tháng. Quần áo, dày dép hay những chuyến du lịch luôn “thôi thúc” tôi sử dụng đến những đồng cuối cùng. Từ khi tham gia gửi Tiết kiệm tích góp, hàng tháng tôi gửi vào 3,2 triệu, như vậy cuối năm cả gốc cả lãi tôi sẽ nhận được 40 triệu đồng”.

Còn đối với anh Trương Quốc Minh - kỹ sư xây dựng chia sẻ: “Tôi ra trường 3 năm mà mỗi cuối năm về quê không biết trả lời thế nào với câu hỏi của ba “Làm cả năm dư được bao nhiêu con?” bởi lẽ tôi có để dành được đồng nào đâu. Từ đầu năm đến nay, nhờ bạn gái “ép buộc” mở sổ tiết kiệm gửi góp, cuối năm nay tôi cũng có gần 60 triệu đồng. Vài năm tích góp chắc tôi sẽ cưới vợ được!”.

Theo một chuyên gia tài chính DaiABank, đối với những người có thu nhập không cao nhưng ổn định, việc lên kế hoạch tài chính cá nhân là đặc biệt quan trọng bởi một số tiền nhỏ nếu không chi tiêu có kế hoạch thì sẽ không thể thành một cọc tiền đủ lớn để trang trải cho nhu cầu của cá nhân và gia đình lúc cần. “Bí quyết để bạn “thoát nghèo” đôi khi không phức tạp như bạn nghĩ nếu thực sự bạn có ý thức để dành cho tương lai và có kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý”, chuyên gia này cho biết.

Với số tiền nhỏ hàng tháng, nếu “bỏ ống” hay để trong ATM thì không sinh lãi, có nghĩa là đồng tiền đó bị “hao hụt” đi từng ngày do lạm phát, đồng thời người giữ tiền có thể không cưỡng được “cám dỗ” của một món hàng, một dịch vụ nào đó và sẵn sàng rút số tiền ít ỏi của mình ra chi tiêu. Tuy nhiên, nếu đem gửi góp ngân hàng thì sẽ khác: đồng tiền sinh lãi, và ngân hàng sẽ giữ tiền dùm bạn trước “cám dỗ”.

Hiện không ít ngân hàng gần như “bỏ quên” những khách hàng nhỏ, gửi góp. Theo DaiABank, trước nhu cầu tích lũy ngày càng lớn của một bộ phận người dân, đặc biệt là giới công chức, văn phòng, tiểu thương, công nhân…, ngân hàng này đã mở dịch vụ tiết kiệm gửi góp với thời hạn từ 13 – 36 tháng.

Trong thời gian này, hàng tháng hay hàng quý chủ tài khoản sẽ phải “bắt buộc” gửi một khoản tiền vào tài khoản của mình. Điều này vừa tự tạo một “trách nhiệm” hay “áp lực” để dành tiền đối với chủ tài khoản.

Với sản phẩm này, DaiABank không bắt buộc khách hàng nộp tiền đúng hạn và hoàn toàn chủ động thời gian gửi góp. Trong trường hợp đột xuất người gửi tiền vẫn rút trước hạn và vẫn được nhận lãi suất tốt đúng kỳ hạn gửi. “Chúng tôi hiểu rằng phân khúc khách hàng mà mình hướng tới chủ yếu sống dựa vào lương, và thường có nhu cầu đột xuất nên việc linh hoạt cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và đỡ áp lực hơn cho kế hoạch tài chính của mình”, đại diện DaiABank giải thích. Để tăng tính tiện lợi cho khách hàng, DaiABank cũng cho phép "tích hợp" chương trình gửi góp này với dịch vụ DaiABank Online, theo đó khách hàng có thể sử dụng điện thoại, máy tính nối internet để thao tác mà không cần phải đến ngân hàng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]