Bí quyết quản lí ngân quỹ hiệu quả

NDH - Đơn giản mà hữu hiệu, phương pháp quản lí tài chính cá nhân sau đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính và chăm sóc sức khỏe cho hầu bao của mình.

0

  Đừng để việc chi tiêu trở thành gánh nặng khi bạn không sinh ra là một người giàu có. Quản lí ngân quỹ một cách hiệu quả sẽ giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu cá nhân, từ việc mua nhà, chuẩn bị nghỉ hưu, cho tới chi tiêu hàng ngày.

Bắt đầu với các khoản chi:

Bạn có thể sử dụng một quyển sổ tay nhỏ hoặc bảng tính excel để theo dõi việc chi tiêu trong một vài tuần. Cố gắng kiểm soát các loại hóa đơn, thẻ tín dụng, phiếu mua hàng. Qua đó, bạn sẽ nắm bắt được thói quen chi tiêu của bản thân.

Một vài điều đáng lưu ý:

- Các danh mục tiêu dùng thông thường bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện, nước, bảo hiểm, thực phẩm và giải trí.
- Hãy điều chỉnh các danh mục trên sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Ví dụ, nều là một sinh viên, bạn có thể thêm học phí, tiền mua sách vào bảng tống hợp của mình.
- Nhớ ghi chú các khoản chi lớn một hoặc hai lần mỗi năm như tiền mua xe mới hoặc đóng bảo hiểm.
- Bạn cũng nên dành riêng một mục cho phương tiện đi lại bởi tiền mua xe chỉ là chi phí ban đầu.


Tiếp theo là các khoản thu:

Để tính toán thu nhập hàng tháng, đừng quên tính đến tiền trợ cấp và lãi từ các khoản đầu tư như cổ phiếu.

Một khi đã nắm rõ thu nhập và chi tiêu, bạn hãy xem xét đến việc mình muốn dùng tiền vào đâu và như thế nào. Sau đó dần dần cân đối thu chi sao cho ngân quĩ hàng tháng của bạn bằng với thu nhập.

Lưu ý:
- Xác định rõ tính chất các khoản chi: thiết yếu hay chỉ do sở thích. Nhu cầu cơ bản thường dừng lại ở thực phẩm, quần áo, và nhà ở.
- Thử sử dụng giải pháp 60%: Dành 60% thu nhập đầu tiên của mình cho các chi phí thiết yếu. Phần còn lại cho các trương hợp khẩn cấp, tiết kiệm và trả nợ.
- Ưu tiên. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên ưu tiên một khoản tiết kiệm cho hưu trí. Tiếp đó cố gắng thanh toán triệt để nợ đọng.
- Đừng quên đề phòng các trường hợp khẩn cấp. Khoản tiền dự phòng này sẽ giúp bạn tránh phải đi vay nợ. 


Điều chỉnh:

Một khi bạn đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch chi tiêu, hãy dần dần kiểm soát tình hình tiêu dùng thực tế của mình theo tuần rồi theo tháng. Chú ý điều chỉnh các khoản chi bất hợp lí và phân bố lại ngân quĩ.

Mặc dù chi phí cho nhu cầu thiết yếu như thực phẩm là khó có thể thay đổi, bạn vẫn có thể thực hành tiết kiệm mà không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

•Chú ý đến các chương trình giảm giá thường kì của các siêu thị.
•Tham khảo giá ở nhiều cửa hàng khác nhau.
•Lưu lại thông tin của các website hỗ trợ giao dịch và kiểm tra trước khi mua hàng online hoặc thực hiện giao dịch với giá trị lớn.
•Xem xét lại thói quen của mình, loại bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết.


Xây dựng thói quen chi tiêu hiệu quả:

Để có được kĩ năng chi tiêu hiệu quả cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, đừng vội nản lòng khi bạn chưa thành công ngay ở lần đầu tiên. Dưới đây là một số cách để giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn:
•Ghi chép
•Khi có thêm một khoản thu nhập mới, hãy dùng nó cho việc chi trả lãi suất, giải trí, hoặc quà sinh nhật, giáng sinh.
•Nếu bạn không thể cắt giảm chi tiêu thì hãy cố gằng kiếm nhiều tiền hơn.
•Tạo cho mình một tầm nhìn dài hạn, chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi trong cuộc sống như việc làm mới, sinh em bé.
•Khi có nhiều thu nhập hơn, đừng vội vung tay quá trán. Hãy xem xét lại cách thức chi tiêu cũng như sức khỏe ví yêu của mình mỗi năm.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]