Bí quyết thành công dạy trẻ tính tự lập ngay từ nhỏ

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc cố bắt con tự làm là khắc nghiệt, họ yêu cầu con làm nhưng nếu bé kêu khó hay khổ, họ sẽ đổi ý, xắn tay vào làm thay.

15.6023

Tuy vậy, những bậc phụ huynh hướng tới mục tiêu nuôi dạy co độc lập thì nghĩ khác. Họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến bé không hài lòng nhưng về lâu dài lại mang nhiều lợi ích cho trẻ.

10 lý do khiến bạn nên dạy bé độc lập

Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp con bạn sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là bé có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có ba mẹ bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào.

Dưới đây là 10 lý do khiến bạn nên dạy bé độc lập ngay từ nhỏ:

1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng".

2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn.

3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập.

4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc này”. Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn.

5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn.

6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình.

7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào.

8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn.

9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn đang đào tạo cho con mình trở thành một người lớn độc lập và tất cả những gì bạn làm đều hướng tới mục tiêu đó.

10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn.

Phương pháp dạy bé tự lập

Dần tách trẻ ra khỏi mẹ: Hãy tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần ngày từ khi 5-6 tháng tuổi bằng cách buổi tối nên để trẻ ngủ riêng, việc làm này không chỉ giúp bé sớm có tính tự lập mà còn tốt cho sức khỏe của bé nữa đấy. Đồng thời, bạn cần để bé tự nằm chơi ngay sau khi cho bé bú, ăn xong, lúc đầu bé có thể sự hãi, khóc nhưng dần dần bé sẽ quen và có thể tự chơi một mình được.

Đừng vì quá thương con mà ngay từ khi bé sinh ra bạn đã suốt ngày ôm ấp bé trong vòng tay nhé, làm như thế trẻ sẽ “quen hơi” mẹ và không thể tự chơi khi không có mẹ được.

Hướng dẫn trẻ làm những việc vừa sức: Khi rảnh rỗi, bạn nên thường xuyên dạy trẻ tính tự lập bằng cách hướng dẫn bé tự làm những việc vừa sức mình. Lúc đầu bé có thể làm hỏng nhưng bạn đừng vội mắng bé mà hãy kiên nhẫn dạy bé cách làm đúng.

Bạn cũng hướng dẫn con tự chơi đồ chơi một mình, để trẻ tự xúc cơm ăn, tự dọn đồ chơi, tự chọn quần áo và gấp quần áo của bé... Tất cả những việc này sẽ tập cho bé thói quen tự chăm sóc bản thân thật tốt từ những việc nhỏ nhất.

Phân công công việc cho từng thành viên: Hãy để mỗi thành viên trong gia đình bạn phụ trách một công việc vừa sức của mình để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc từ sớm. Những việc nhỏ mà bé có thể làm như: nhặt rau, lau bàn ăn, lấy chén bát ăn cơm, sắp xếp kệ dép gọn gàng, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị…

Khen ngợi, động viên các bé: Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất.

Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm phản tác dụng.

Thay vào đó là những lời động viên tích cực hoặc là lời cảm ơn vì con đã giúp bạn một việc có ý nghĩa, dù nhỏ.

Hạn chế tối đa sự trợ giúp: Bí quyết thành công để dạy trẻ tính tự lập là bố mẹ cần kiên nhẫn, hạn chế sự trợ giúp đối với trẻ khi không thật sự cần thiết. Đừng vì thấy trẻ làm mọi thứ lộn xộn hơn hay không thể tự ăn được mà xắn tay vào làm thay cho trẻ là bạn đã thất bại rồi. Tốt nhất hãy luôn bên cạnh, hướng dẫn, động viên để trẻ có thể ngày càng làm tốt hơn, hình thành nhiều thói quen tự lâp hơn nhé.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Video đang được xem nhiều:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]