Bí quyết tiết kiệm tiền đầu năm mới

Năm rồng hứa hẹn đem lại thành công và phát đạt trong công việc, thậm chí với những bạn trẻ thì tiền mừng tuổi đầu năm cũng là “khoản thu nhập” kha khá. Bởi vậy hãy lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu ngay từ đầu năm mới với 5 bí quyết dưới đây

0
  • 1

    Điều phối tốt “tiền lãi”

    Khi bạn có một khoản tiền dư thừa hay một món quà hiện kim bất ngờ nào đó thì hãy áp dụng “nguyên tắc 1/3’ sau:

    1/3 dùng cho quá khứ: dùng 1/3 số tiền đó thanh toán những khoản nợ nần của bạn trước đây

    1/3 dùng cho tương lai: dùng 1/3 số tiền tiếp theo nhét ngay vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư vào thứ gì đó

    1/3 dùng cho hiện tại: 1/3 số tiền cuối cùng bạn hãy tiêu dùng cho bản thân hoặc gia đình mình

    Nếu bạn tuân thủ “nguyên tắc 1/3” trên bạn sẽ thấy nợ nần của mình đã giảm đi, tích lũy đang tăng lên còn chi tiêu hiện tại vẫn thoải mái

  • 2

    Luôn phải có tiền dự trữ trong tay

    Sẽ luôn có những việc bất ngờ xảy ra làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu đầu tháng của bạn, ví dụ như khoản tiền dành cho việc sửa xe, khám bệnh hoặc bất ngờ bị cho nghỉ việc… Để tránh những rủi ro đó khiến bạn phải gánh thêm nợ nần thì bạn luôn luôn phải để ra một khoản tiền dự trữ, tốt nhất là một khoản tiền tiết kiệm được gửi trong ngân hàng.

    Vậy thì phải dành dụm bao nhiêu tiền mới là đủ? Rất đơn giản, hãy ghi chép lại tổng chi tiêu một tháng của bạn, sau đó hãy nhân gấp 3 con số này lên. Có thể con số này sẽ khiến bạn “hết hồn”, nhưng đây chính là số tiền tối thiểu mà bạn cần phải có trong tay để đề phòng bất trắc. Nếu số tiền này không sinh lãi thì cũng không cần phải lo lắng bởi vì nó chỉ được dùng vào những lúc cấp bách nhất mà thôi.

  • 3

    Cắt đôi thẻ ATM của bạn nếu có thể

    Chúng ta thường khó lòng mà kìm chế được thói quen mua sắm, chẳng hạn như trong lúc xếp hàng chờ thanh toán trong siêu thị, bạn sẽ tiện tay vớ ngay lấy lọ kẹo cao su hay chiếc đĩa CD chẳng hạn. Vậy thì hãy học những bậc tiền bối cắt đôi chiếc thẻ ATM của bạn ra. Sau đó bạn hãy tính ra số tiền đảm bảo chi tiêu hàng tháng rồi tiến thẳng tới ngân hàng rút số tiền đó ra. Nhờ vậy đến khi mua sắm bạn sẽ phải cân nhắc khi túi tiền của mình có hạn.

  • 4

    Tự chi lương cho mình

    Khi đống hóa đơn thanh toán được tổng hợp lại thì cũng là lúc bạn phải ngồi tổng kết số tiền đó, nhưng hãy nhớ tự chi trả cho mình một khoản lương. “Hàng tháng tự trả lương cho mình sẽ đảm bảo cho bạn có một khoản tiền để đầu tư. Tỉ lệ lí tưởng là 6%, nếu nhiều hơn thì càng tốt.”, đó là lời khuyên của chuyên gia tài chính phương tây.

  • 5

    Dự toán và tuân thủ chấp hành

    Dự toán là bước đầu tiên để đảm bảo trình tự tài chính trong gia đình. Đừng nóng vội muốn hoàn thành dự toán trong một hai ngày, hãy dành một vài ngày để thực hiện dự toán này với những bước sau:

    Tổng hợp lại tất cả thu nhập của bạn, bao gồm tiền lương, tiền lãi, thậm chí cả “bổng lộc”

    Sử dụng bảng dự toán, ghi đầy đủ những khoản thu chi

    Hãy nghẫm nghĩ xem ở một mục nào đó bạn có thể có những điều chỉnh nho nhỏ, nhưng hãy ghi nhớ là phải cân đối để khoản tiền kiếm được luôn cao hơn khoản tiền chi tiêu

    Làm thêm một phần dự toán nữa dựa trên con số mới tính toán ra rồi dán nó trong nhà ở vị trí bắt mắt nhất để luôn tự nhắc nhở mình.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]