Bí quyết ứng phó khi bé 'ăn vạ' nơi công cộng

Khi bé ăn vạ ở nhà, bạn có thể đưa bé sang phòng khác, bỏ đi hay đơn giản là tỏ ra phớt lờ. Nhưng khi bé nổi khùng ở chỗ đông người, thì cách đối phó sẽ khó hơn nhiều.Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình huống khó xử này: a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6028
  • 1

    Lường trước các tình huống

    Nếu bạn biết việc bé có thể nổi cơn thịnh nộ khi đòi cái gì đó mà không được ở nơi công cộng là rất bình thường, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách ứng phó tốt hơn. Trước đó, mỗi khi thấy các trẻ khác giành đồ chơi của bạn cùng tuổi, lăn ra khóc hay nằm ăn vạ dưới đất, hãy chỉ cho bé thấy và hỏi con nghĩ gì và sẽ làm gì khi đó. Bạn hãy cho bé vài lựa chọn và nhấn mạnh rằng không phải ai cũng muốn chia sẻ đồ của mình. Ngoài ra, mỗi lần đưa con đi đâu, bạn cũng nên cho bé mang theo một món đồ chơi nào đó.

  • 2

    Nói rõ những ý định trước khi đi đâu

    Trước khi rời khỏi nhà, hãy nói rõ những mong đợi của bạn: "Mẹ con mình sẽ vào cửa hàng để mua sữa, trứng và thịt, chứ không mua đồ chơi". Hãy để con bạn nhắc lại thông tin đó với bạn và hai mẹ con có thể thảo luận về điều đó. "Mẹ con mình sẽ không mua đồ chơi. Bạn Tôm không hề kêu la hay khóc lóc. Con cũng sẽ không khóc hay gào thét đúng không?".

    Việc nhắc lại nhiều lần như vậy sẽ giúp bé hiểu rõ mục đích khi đi đâu đó và biết điều gì nên hay không nên làm, nhất là khi bé đã tự nhắc lại điều đó với bạn.

  • 3

    Chuẩn bị đầy đủ trước mỗi lần đi chơi

    Nếu bạn biết tất cả các bà mẹ khác đều mang bim bim đến công viên, hãy chuẩn bị vài gói cho con bạn khi đưa bé đến đó chơi. Đừng nghĩ bé sẽ "an phận" vui vẻ, không đòi hỏi gì suốt thời gian ra ngoài cùng mẹ, trong khi thấy những đứa trẻ khác có những cái mà nó thích. Ngoài ra, bạn cũng đừng đưa con đến các nhà hàng mà bạn biết chắc sẽ phải đợi hàng giờ mới được nếm món khai vị.

  • 4

    Giải thích cho bé hiểu khi bạn làm một điều gì đó trái với nguyên tắc

    Ví dụ, nếu bạn không bao giờ mua kem trong công viên nhưng lại làm vậy vào hôm nay và coi đó là phần thưởng vì bé đã biết tự ngồi bô, hãy nói rõ ràng: "Nhà mình thường không mua kem ở đây nhưng hôm nay lại khác. Hôm nay mẹ con mình mua kem bởi vì con đã tự biết ngồi bô. Mẹ rất vui vì điều đó. Hôm nay rất khác và đặc biệt. Ngày mai nhà mình sẽ không mua kem ở đây nữa".

  • 5

    Bỏ qua những lời bình phẩm của người lạ

    Khi bị "mắc kẹt" giữa siêu thị với một đứa con la ó, một đống hàng vừa mua và một đám đông đang nhìn mình bằng ánh mắt thiếu thiện cảm, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chiều theo con để mọi người không xì xào gì nữa?

    Đầu tiên, hãy nhớ rằng những người lạ không thực sự biết rõ vấn đề của bạn. Họ không thể xử lý giúp bạn tình huống khó xử này và cũng chẳng có quyền gì phán xét bạn. Vì thế, bạn đừng để ý đến họ mà hãy tập trung vào đứa con của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên biết, mặc dầu chúng ta đều nghĩ người khác đang soi mói mình, nhưng thực sự mọi người quan tâm đến việc của họ hơn là để ý đến người khác.

    Bây giờ, nếu bạn không vội, hãy đưa bé đến một khu vực yên tĩnh của siêu thị và đặt bé ngồi lên trên sàn, trên ghế hay bất cứ cái gì. Bạn ngồi hay đứng cạnh bé rồi lấy điện thoại di động hay một quyển sách hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể tập trung vào đó (hoặc giả vờ làm việc gì đó) trong vài phút. Phớt lờ bé và đừng đáp lại cho đến khi bé ngừng la hét. Bạn không cần phải giải thích về hành vi của bé và xin lỗi những người xung quanh vì có đứa con như vậy. Nếu ai đó bình phẩm gì, hãy coi như không nghe thấy.

    Cuối cùng, con bạn sẽ dịu lại và bạn có thể để cho bé lựa chọn: chúng ta sẽ tiếp tục mua những thứ cần thiết rồi về nhà và thưởng thức hay sẽ trả tiền ngay rồi về nhà và bé sẽ phải ở trong phòng một giờ để suy nghĩ về việc làm của mình.

  • 6

    Không nhượng bộ

    Nếu bé chọn cách kết thúc cuộc mua sắm và đi về, bạn hãy thực hiện điều đó. Hãy tỏ ra phớt lờ bé, không cần phản ứng gì cả và cũng đừng nói "đừng khóc nữa, con có im ngay đi không". Nếu bạn có một chiếc máy nghe nhạc, hãy đeo tai nghe và coi như không biết bé đang than vãn hay khóc lóc gì.

    Theo Sheknows, hành vi ăn vạ sẽ trở thành vấn đề khi bố mẹ nhượng bộ trẻ quá sớm hay quá thường xuyên, điều đó dạy trẻ rằng khóc lóc hay lăn đùng ra giãy giụa là một cách hiệu quả để có được cái chúng muốn. Bạn đừng làm vậy. Điều bạn cần phải làm là hãy đưa bé ra khỏi nơi công cộng và về nhà, để bé biết rằng bạn thất vọng thế nào.

  • 7

    Luôn nhất quán

    Nếu ở nhà bạn đã xử lý hiệu quả những cơn ăn vạ của bé bằng cách phớt lờ trẻ khi đó và không nhượng bộ thì điều này cũng sẽ giảm bớt những cơn giận dỗi của trẻ khi đến nơi công cộng. Hãy luôn kiên định thực hiện những phương pháp mà bạn cho là đúng để dạy con các hành vi tốt, cả ở nhà lẫn bên ngoài.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]