Bí quyết vợ chồng nhường nhịn lẫn nhau

(SKGĐ) “Vợ chồng là nghĩa già đời/ Ai ơi chớ nghĩ những điều thiệt hơn”.

0
Nhường nhịn trong việc nhà

1/3 phụ nữ được phỏng vấn trước khi kết hôn đều hình dung chồng sẽ là người “chung lưng đấu cật, chia sẻ việc nhà với mình sau khi kết hôn.

Nhưng thực tế thì ngược lại, có khi ngược lại hoàn toàn, vì có những người đàn ông hầu như không giúp vợ tí nào việc nhà, cứ đi làm về đến nhà là nằm khểnh ra xem tivi, đọc báo...

Còn có những người thì cũng sắn tay áo lên giúp vợ, nhưng do đàn ông vốn tay chân không khéo léo, trong nhiều trường hợp, ngay cả khi họ giúp vợ dọn nhà, vẫn không nhận được sự hài lòng của vợ vì chất lượng đầu bếp, lau dọn kém, cẩu thả…

Thường thì những bà vợ không ngại ngần gì khi dành chút thời gian để dọn dẹp và chăm không gian sống của cả gia đình, họ cũng thường xuyên chịu khó nhận phần nhiều công việc về phía mình hơn. Nhưng ngược lại, người chồng khi đó cũng nên hiểu vợ vất vả thế nào và nói đôi khi hãy nói câu “cảm ơn em” để an ủi vợ, khi đó công sức lao động của vợ để vun vén cho tổ ấm được chồng công nhận cô ấy sẽ làm việc một cách vui vẻ, tự nguyện.

Nhường nhịn trong công việc

Với cuộc sống năng động hiện tại, công việc thường có nhiều áp lực, đòi hỏi cao. Đôi khi người vợ/ người chồng về nhà mà tâm trí về những việc chưa giải quyết được vẫn đầy đầu và trở nên cáu gắt, khó chịu là điều dễ hiểu.

Khi thấy vợ hoặc chồng sau giờ tan sở mà về nhà với tâm trạng thất thường như vậy, người bạn đời nên tinh ý nhận ra, nhẹ nhàng làm mọi việc, để vợ/chồng mình được nghỉ ngơi, thư giãn. Khi cảm thấy về nhà là nhận được sự chăm sóc, quan tâm như vây, tâm trạng vợ/chồng sẽ dần tốt lên và dễ dàng chia sẻ mọi khó khăn, khúc mắc trong công việc với người bạn đời.

Hoặc những hôm vợ/chồng thức đêm để làm việc, thì vợ/chồng hãy lặng lẽ làm thay những việc mà hàng ngày người kia vẫn làm. Vợ/chồng sau đó sẽ nhận được ánh mắt chìu mến, sự biết ơn của người kia.


Nhường nhịn khi chồng/ vợ “nổ”

Người Trung Quốc có câu “Người nghèo thích đeo vàng” để chỉ những người thích thể hiện, dù không có, kiểu như “thùng rỗng kêu to”. Trong trường hợp người bạn đời là người “thích nổ”, tốt nhất, chớ có cãi cọ, đôi co với họ trước mặt người khác. Tuy nhiên cũng không nên chịu đựng mà hãy nhẹ nhàng góp ý, phân tích khi chỉ có hai vợ chồng. Nghệ thuật nói chuyện là không chỉ trích, mà nói về thiện chí của mình và “nửa kia”.

Nhường nhịn trong đối nội, đối ngoại

Đối nội, đối ngoại một việc rất tế nhị của tất cả các cặp vợ chồng trong cuộc sống gia đình và cũng dễ gây mất lòng nếu cư xử không khéo léo. Có thể sự quan tâm tới hai bên nội ngoại của vợ chồng là như nhau nhưng một người tính vô tư, vô tâm mà người còn lại tính xét nét, để ý thì những điều nhỏ trong đối nhân xử thế cũng sẽ khiến họ nghĩ rằng người vợ/ chồng hời hợt, không tình cảm với bố mẹ mình.

Một khi đã là vợ chồng, phải hiểu tính tình của nhau, từ đó mà cố gắng thông cảm cho nhau và có kế hoạch đối nội đối ngoại rõ ràng, cứ theo đó mà làm. Có khi việc mua sắm quà cáp chỉ có mỗi người vợ/ người chồng làm, nhưng khi đi biếu tặng thì nên để “Chồng đối ngoại, vợ đối nội”, sự nhường nhịn đó cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Minh Thư

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]