Thường xuyên quan sát và lưu tâm đến đôi chân là việc hết sức cần thiết. Nếu cảm thấy khó quan sát, hãy sử dụng một chiếc gương hoặc nhờ người thân kiểm tra bàn chân. Tuy nhiên, tốt nhất là hãy kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngoài ra, nhờ bác sĩ kiểm tra chân mỗi năm ít nhất một lần cũng không hề thừa đối với người tiểu đường, đặc biệt là những ai đã có tổn thương thần kinh.

Dưới đây là những điều nên – không nên để người bệnh tiểu đường luôn có một đôi chân khỏe:


Bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng cần được bác sĩ xem xét, đánh giá .     Ảnh: MD

Nên: Rửa chân hàng ngày bằng xà bông nhẹ và nước ấm. Kiểm tra nước bằng khuỷu tay. Sau khi rửa, vỗ nhẹ chân cho máu lưu thông. Chú ý lau thật khô các kẽ giữa ngón chân. Không nên: Rửa chân trong nước quá nóng, vì dù bạn không có cảm giác nóng thì nó vẫn có thể gây bỏng.

Nên: Sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn để giữ cho da chân mịn màng. Có thể rác ít bột trước khi mang vớ để giữ đôi chân khô. Không nên: Không sử dụng kem dưỡng ẩm khu vực kẽ ngón.

Nên: Cắt dũa móng cẩn thận. Đặc biệt lưu ý các khóe móng nếu có hiện tượng móng quặp vào da gây sưng, đau. Không nên: Cắt móng quá sát da gây tổn thương.


Nếu được, thường xuyên xoa bóp cho máu lưu thông tốt. Ảnh: Internet

Nên: Chọn đôi giày vừa vặn và ít nhất có hai đôi để thay đổi. Với giày mới, mang thử mỗi ngày khoảng 1 tiếng đến khi quen dần. Thời gian tốt nhất để mua giày là cuối ngày. Khi đó, đôi chân “nở to” hơn so với buổi sáng. Không nên: Đi bộ bằng chân trần và mang giày quá chật.

Nên: Chọn giày được làm bằng da, vải hoặc da lộn để da có thể “thở” được. Đế giày cần có đệm hấp thụ lực. Không nên: Mang dép cứng, dép xỏ ngón, guốc, giày cao gót.

Nên: Gặp bác sĩ sớm nếu thấy bất cứ vấn đề gì ở chân như mẩn đỏ, mụn nước hoặc mủ, kể cả vết chai. Không nên: Đừng cố gắng mài mòn vết chai hay bôi bất cứ thuốc rụng “mụn cóc” nào nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Nên: Luôn luôn mang vớ sạch, khô, chất liệu cotton và thay đổi hằng ngày. Không nên: Mang vớ quá chật và vớ được làm bằng nylon. Tránh luôn vớ có những đường may ráp nổi cộm.

Nên: Mang vớ ngủ nếu bạn có bàn chân lạnh. Không nên: Không sử dụng chai nước, chăn điện, hoặc miếng đắp nóng để làm ấm chân, bởi vì nó có thể gây bỏng.


Điều trị nhiễm trùng bàn chân cho người tiểu đường rất khó. Ảnh: MD

Nên: Ngọ nguậy ngón chân và xoa bóp bàn chân để giúp màu lưu thông tốt. Không nên: Đứng đứng lâu hoặc ngồi với hai chân bắt chéo. Điều này có thể chặn lưu lượng máu đến bàn chân.

Cuối cùng, Nên: Sống năng động. Vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn bài tập thể dục nào là phù hợp với bạn. Không nên: Hút thuốc, vì nó có thể hạn chế lưu lượng máu đến bàn chân của bạn.

GH (Theo MD)

Video đang được xem nhiều