Biện pháp ngăn ngừa chó cắn trẻ

Trẻ luôn có nguy cơ bị chó cắn dù nhà bạn có nuôi chó hay không. Bị chó cắn rất nguy hiểm vì luôn có nguy cơ bệnh dại đi kèm với vết thương chó cắn.

0

Bệnh dại khi phát có nguy cơ tử vong là 100%. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó, điều bạn cần làm là trang bị những kiến thức, hiểu biết về loài chó để giúp trẻ tránh được việc bị chó cắn và những rủi ro do chó cắn để bảo vệ con mình an toàn.

>>  

Với trẻ lớn

Dạy trẻ cách nhận biết nguy hiểm

- Khi chó có những biểu hiện như: Miệng ngậm, ngáp, mắt nheo, trán nhăn, tai dựng, đuôi dựng, đuôi cụp, bắt chéo chân trước... đều là dấu hiệu của nguy hiểm mà trẻ nên tránh xa.

- Không ôm cổ chó, không hôn chó (bất kể chó quen hay chó lạ): Vì nguyên nhân kiểu ôm hôn này chiếm khoảng 70% vụ trẻ bị chó cắn...v.v...

- Nếu thấy chó bị thương, không được lại gần vuốt ve hoặc tìm cách giúp đỡ nó mà phải tìm người lớn để báo tin.

- Không tiếp cận chó từ phía đuôi hoặc lưng, bị giật mình chó sẽ quay lại cắn ngay không kịp phân biệt chủ hay người lạ.

- Tuyệt đối không tiếp cận một con chó lạ không quen biết hoặc bất cứ con chó nào khi không có chủ nó ở đó.

- Chó đang bị cột xích, nhốt trong chuồng, hay đang ở phía sau hàng rào trở nên rất hung hãn. Do đó, không thò tay vào chuồng hay qua rào để vuốt ve chó.

Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình

- Nên hạn chế ở gần, vuốt ve, nghịch ngợm với chó quá nhiều. Đồng thời không được đùa nghịch quá mức với chó, đánh đập chó khiến chúng phản ứng và tấn công trẻ.

- Khi đến chơi nhà bạn bè hoặc người thân có nuôi chó, không chơi đùa và gần gũi với chó khi chưa hiểu tính cách và bản chất của chó vì có thể sẽ bị tấn công khi chó tưởng con bạn là kẻ trộm hoặc kẻ thù của gia đình họ.

- Không trêu chọc, khiêu khích chó, đặc biệt là khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang nuôi con.

- Dạy trẻ khi có chó lạ xông tới, không được bỏ chạy hay la hét mà hãy im lặng biến thành một cái cây bằng cách đan 2 tay vào nhau, đứng nghiêm và kiên nhẫn nhìn xuống 2 mũi chân, một lúc con chó sẽ bỏ đi.

- Nếu đã bị chó đuổi theo và tấn công, hãy dừng lại, nằm lăn ra đất, cuộn tròn mình, dùng hai tay ôm chặt che đầu và mặt. Con chó cho rằng tư thế kiểu bào thai đó thể hiện một thái độ phục tùng, đầu hàng, nó thường không cắn tiếp, có thể chỉ ngửi rồi bỏ đi.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

- Khi nuôi chó, bạn nên chọn những loại chó hiền lành như: Chehuahua, Phốc, chó xù Nhật… và tiêm phòng bệnh dại trước khi bạn mang chúng về nhà nuôi.

- Lưu ý không nên thả chó bừa bãi, và  khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

- Bạn phải giám sát và chăm sóc chu đáo để trẻ không lại gần chó.

Điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn bên con mình, nhất là những trẻ còn quá nhỏ và hiếu động. Không  bỏ mặc trẻ một mình chơi với chó tránh những rủi ro không đáng.

Khẩn cấp sơ cứu khi trẻ bị chó cắn

- Trước hết bạn phải trấn an tinh thần trẻ để trẻ không lo sợ và gào khóc khiến cho việc sơ cứu trở nên khó khăn.

- Rửa vết thương bằng nước lạnh rồi bôi thuốc khử trùng lên vết thương. Dùng băng gạc sạch, vô trùng băng bó vết thương lại. Nếu máu ra nhiều, hãy dùng miếng vải buộc chặt vết thương lại và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để cấp cứu.

- Dù vết thương do chó cắn có nghiêm trọng hay không thì bạn bắt buộc phải đưa trẻ đi khám và tiêm phòng vắc-xin để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bởi bệnh dại không phát ngay mà có thể xuất hiện sau đó khá lâu có thể là 1 tuần.

- Sau khi trẻ bị chó cắn, bạn không chỉ theo dõi và chữa trị cho trẻ mà cũng cần theo dõi cả những biểu hiện của chó. Trong vòng 10 ngày, nếu chó không có những triệu chứng như mệt mỏi, sùi bọt mép, lên cơn thì con bạn mới có thể thực sự thoát khỏi nguy cơ bị dại.

>>  

AloBacsi.vn (Theo mangthai.vn)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]