Biểu hiện bệnh và chế độ ăn của người bị ung thư vòm họng

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Căn bệnh này rất nguy hiểm bởi khó phát hiện nhưng lại có diễn biến rất nhanh.

15.5953

Triệu chứng, biểu hiện ung thư vòm họng

1. Triệu chứng sớm

- Đau đầu thường âm ỉ, lan toả
- Ù tai: Thường ù tai một bên như tiếng xay thóc hoặc ve kêu, xu hướng ngày càng tăng.
- Ngạt mũi, xỉ mũi ra máu, hoặc chảy máu cam.
Các triệu chứng nhức đầu, ù tai, ngạt mũi rất dễ lầm lẫn với cảm cúm, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu. Tuy nhiên các triệu chứng sớm của UTVH thường ở một bên ngày càng tăng nặng. Các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả.
- Soi mũi trước không có gì đặc biệt.
- Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.
- Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.

Những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng bạn cần lưu ý

2. Triệu chứng muộn

- Đau đầu: Thường khu trú có những cơn dữ dội.
- Ù tai: ù tai liên tục, giảm thính lực dần, một số trường hợp bị điếc.
- Ngạt mũi: Ngạt mũi liên tục và kèm theo chảy mủ lẫn máu lờ lờ như máu cá.
- Nổi hạch cổ: Nhóm hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện, sau đó có thể xuất hiện thêm nhiều hạch ở một hoặc cả hai bên cổ. Hạch to dần phá vỡ vỏ bọc gây lở loét sùi ra da, lúc này bệnh nhân mới thấy đau.
- Liệt dây thần kinh sọ não: Thường gặp các dấu hiệu lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc vv...
- Khám mũi: Nếu u lan vào hốc mũi thấy khối u sùi, ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy máu.
- Soi tai: Nếu u lan sang 2 bên tai thấy màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Duy trì chế độ ăn uống phù hợp là một thách thức lớn cho các bệnh nhân ung thư vòm họng. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng khó nuốt sau hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật. Một chế độ dinh dưỡng với thức ăn mềm giúp bệnh nhân ung thư vòm họng dễ nuốt cũng như dễ tiêu hóa.

Nếu liệu trình điều trị ung thư gây nhiều cản trở cho việc nuốt, thì người ta sẽ đưa thức ăn lỏng thông qua một ống thông nối từ mũi vào dạ dày.

Ăn thực phẩm giàu vitamin A

Theo một số nghiên cứu, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư nói chung bằng cách ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh biến đối thành tế bào ung thư, giảm nguy cơ phát triển bệnh. Hơn nữa, vitamin này còn giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư đang điều trị. Rau củ có màu vàng và màu cam là nguồn cung cấp phong phú hoạt chất beta-carotene, một tiền chất vitamin A.

Chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng mất vị giác

Mất cảm giác về mùi và hương vị là 2 tác dụng phụ thường thấy khi điều trị ung thư cổ họng. Bạn không thể thưởng thức một bữa ăn nếu bạn không thể cảm nhận được hương vị. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thêm thực phẩm có hương vị mạnh mẽ trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bạn có thể ướp cá và thịt với các loại thảo mộc, gia vị và dầu thực vật; thêm rau thơm, nước cốt chanh, gia vị, tỏi và hành tây vào thực phẩm có thể giúp bệnh nhân phần nào cảm nhận được chút ít hương vị thức ăn.

Sử dụng thức uống bổ sung dinh dưỡng

Thức uống bổ sung dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể dùng thức uống bổ sung dinh dưỡng giàu carbohydrate, protein và chất béo với mức độ vừa phải để đáp ứng lượng calo cần thiết.

Thức uống bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ sụt cân. Với nhiều hương vị khác nhau, các loại đồ uống bổ sung dinh dưỡng là thức ăn lỏng tuyệt vời cho các bệnh nhân ung thư vòm họng.

Uống nhiều nước

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên uống đủ nước trong quá trình điều trị. Bên cạnh vai trò dưỡng ẩm cơ thể, nước còn giúp giảm đau nhức trong miệng và cổ họng.

Lưu ý:

Người bệnh tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, uống rượu, hạn chế hoặc không ăn cá ướp muối, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản, và các loại thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có thể khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ cao gây ra căn bệnh này.

- Bị nhiễm virus EBV hoặc HPV
- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ)...
- Uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá
- Do di truyền
- Do tuổi tác

Như vậy, nếu bạn là người hút thuốc lá, uống bia rượu hoặc thường xuyên ăn thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm chứa nhiều muối như cá muối, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamin... thì bạn có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn bình thường.

Lâm Hà Chi/Người đưa tin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]