Bim bim liệu có gây nguy hại?

(VietQ.vn) - Bim bim luôn là một trong những quà vặt rất phổ biến với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hóa chất dùng trong quá trình sản xuất bim bim cũng chưa chắc đã vô hại đối với người sử dụng.

15.5906

Hàng trăm loại bim bim gọi mời...

Ở nhiều nước trên thế giới, là đồ ăn vặt số 1 của trẻ em và cả người lớn đặc biệt là khi xem phim, đi chơi, cắm trại ngoài trời... Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tim mạch Anh quốc (BHF) trên 1.153 ở nước này tuổi từ 8 - 15 cho thấy: Trung bình 49% trẻ ăn ít nhất một gói bim bim mỗi ngày. 

Trên thị trường có hàng trăm loại bim bim khác nhau

Tại, hiện có đến hàng trăm loại bim bim (hay còn gọi là snack), khác nhau trên thị trường. Theo Anh N. chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo trên phố Kim Mã (Hà Nội), nếu nhập đủ tất cả các loại bim bim phải có đến cả trăm loại, nếu ghi tên từng loại ra quyển sổ khổ giấy A4 phải được khoảng 5 trang giấy.

Chị Nguyễn Kiều Trang, khu tập thể Nghĩa Tân cho biết: “”Tôi thích bim bim. Các con tôi cũng thích món này nên trong nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một vài loại bim bim. Mỗi khi có khách đến chơi, hoặc đi xem phim, đi chơi xa... tôi đều mua bim bim với số lượng khoảng hai, ba chục gói mang theo ăn cho vui miệng”.

Nguy hại không ngờ từ các chất phụ gia độc hại trong bim bim

Theo kết quả kiểm tra chất lượng thực phẩm, cơ quan Quản lý Thương mại và Công nghiệp Quảng Châu đã cảnh báo đến người tiêu dùng về những nguy hiểm từ việc ăn bim bim và các loại kẹo mứt trái cây đang có mặt trên thị trường. Các mặt hàng này được cảnh báo là chứa nhiều vi khuẩn và các chất phẩm màu, i.

Bim bim được sản xuất từ nhiều hóa chất độc hại

Cụ thể hơn, trong số 234 mẫu bim bim và kẹo trái cây được sản xuất bởi 193 doanh nghiệp lớn nhỏ tại thì có khoảng 25 mẫu được cho là gây hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Các chất phụ gia được phát hiện bao gồm: đường hóa học Sacarin, đường hóa học Natri, phẩm màu nhân tạo và chất Tartrazine. Những chất này được khuyến cáo là nguy hiểm đến sức khỏe nếu dùng quá liều.

Đài phát thanh nhân dân Trung Quốc cũng đưa tin, thông qua dữ liệu của mạng lưới giám sát ô nhiễm thực phẩm trên toàn quốc trong mấy năm gần đây cùng việc tiến hành giám sát riêng về hàm lượng nhôm trong chế biến thực phẩm, các chuyên gia đã có được số liệu giám sát gồm hơn 6000 mẫu của 11 loại thực phẩm.

Theo đó, thực phẩm chứa hàm lượng nhôm tương đối cao chủ yếu là bột mì cùng các chế phẩm từ nó. Đối với trẻ em, nếu tính theo cân nặng, thì lượng nhôm nạp vào chủ yếu nhất là từ các loại .   

 

 

Chuyên gia dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trần Quân Thạch, trung tâm đánh giá rủi ro cho biết, có tới hơn 30% người bị vượt mức 2mg,  4% trẻ em Trung Quốc trong độ tuổi từ 4-6 có lượng nhôm nạp vào quá mức cho phép.Lượng nhôm nạp vào quá mức sẽ xảy ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ trung khu thần kinh, nhất là với chứng trì độn tuổi già. Ngoài ra, còn sẽ làm tổn hại sự phát triển thần kinh trẻ nhỏ dẫn đến trở ngại phát triển trí lực.

Ngày càng có nhiều lời cảnh báo của các nhà khoa học trên thế giới về nguy cơ mắc bệnh từ bim bim. Theo GS Peter Weissberg, giám đốc Y tế của (BHF), nếu mỗi ngày ăn một gói khoai tây chiên thì một năm, cơ thể của trẻ đã hấp thu khoảng 5 lít dầu. Một gói khoai tây chiên 35gr chứa 2,5 thìa dầu. Một túi lớn hơn sẽ tăng lượng dầu lên 3,5 thìa. Bên cạnh dầu ăn, trong thành phần của bim bim còn chứa nhiều muối và đường. Do đó, việc ăn hằng ngày các loại bim bim là một thói quen xấu dễ gây ra bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2.

Còn theo TS Janneke Hogervorst, Hà Lan: Acrylamide là một chất hóa học được tìm thấy nhiều trong bim bim. Việc hấp thu một lượng lớn chất acrylamide sẽ làm gia tăng nguy cơ bị , đặc biệt là ở những người nghiện thuốc lá. Mới đây, các nhà khoa học Ba Lan cũng khuyến cáo chất acrylamide từ các loại thực phẩm như chip khoai tây và bim bim có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

TS Nguyễn Thị Lâm cũng khẳng định bim bim, chip khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5-10% trở lên tổng lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, huyết áp cao. Lượng muối chứa trong bim bim ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường trong đó lại có nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều và uống nhiều nước có nguy cơ dẫn đến đầy bụng và chán ăn.

Linh Nguyễn (th)


Thích và chia sẻ bài viết:
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]