Bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật

Với người sau phẫu thuật làm thế nào để bổ sung năng lượng hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể mau phục hồi? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây

15.5963

Sau phẫu thuật nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ rất khó phục hồi

Theo Dân trí, hiện nay nhiều người trong chúng ta đang mắc một sai lầm khi chăm sóc người nhà ốm đó là sau khi ốm mệt hoặc trải qua một kỳ phẫu thuật sẽ cho người bệnh ăn thật nhiều từ thô đến tinh hoặc bổ sung quá nhiều vitamin, dưỡng chất… với một suy nghĩ đơn giản ăn như thế mới mau hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ như lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…

Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là người bệnh phải ăn uống đầy đủ chất đạm. Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, chim cút…

Chất béo: Các chất béo trong cá hay thủy hải sản là chất béo tốt mà người bệnh nên ăn. Không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, chó, gà, vịt... Tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún, tránh ăn da gà, vịt.

Chất xơ: Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Thức ăn chứa chất xơ đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc. Cùng với đó Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại. Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm như: cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.

Giải pháp cho bệnh nhân khó khăn ăn uống sau mổ

Sức khỏe & đời sống cho biết, trên thực tế, có nhiều bệnh nhân gặp khó khăn ăn uống sau khi phẫu thuật. Nếu bị táo bón có thể gây ra thiếu cảm giác ngon miệng. Khi đó, bệnh nhân cần báo với bác sĩ phẫu thuật để được hướng dẫn cách làm giảm táo bón. Nếu bệnh nhân không táo bón mà vẫn gặp khó khăn vì không thèm ăn, nên dùng các thức ăn giàu calo như uống sinh tố có sữa và trái cây; ăn bột đậu trộn lẫn bột protein. Nghĩa là tuy bệnh nhân ăn ít, nhưng với thực phẩm giàu calo vẫn có thể cung cấp đủ calo cần thiết cho cơ thể.

Cách làm tăng calo trong khẩu phần ăn là: sử dụng kem nguyên chất thay vì kem đã tách chất béo. Dùng bơ nguyên chất, không dùng bơ ít calo. Dùng thức uống đầy đủ calo như nước trái cây, nước chanh, nước cam, nước ép trái cây... và uống bất cứ khi nào có thể uống. Ăn nhiều bữa, có thể là 6 - 7 bữa/ngày.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]