Bổ sung vitamin D trong thai kỳ - Cần hay không?

Theo một nghiên cứu mới đây, hàm lượng vitamin D ở phụ nữ mang thai có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của xương em bé. Điều này trái ngược hoàn toàn với lời khuyên chính thức từ trước đến nay.

15.6009
Các nhà khoa học cho biết họ nhận thấy không có mối liên hệ nào giữa mức độ vitamin của thai phụsức khỏe xương của trẻ.

Khuyến cáo hiện tại của các bác sĩ nói rằng tất cả các phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 10 microgram vitamin D mỗi ngày để giúp xương trẻ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới đã chứng minh rằng không có mối liên kết nào rõ ràng về vấn đề này vì không phải thai phụ nào cũng bắt buộc phải uống vitamin D.

Giáo sư Debbie Lawlor ở Đại học Bristol, chủ trì đề tài nghiên cứu về những đứa trẻ ở lứa tuổi 10 cho biết không có bằng chứng thuyết phục nào để khuyên phụ nữ mang thai nên uống bổ sung vitamin D.

Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia khác, một số nhóm phụ nữ như những người nhận được ít ánh sáng mặt trời và béo phì có nguy cơ thiếu vitamin D và họ vẫn cần được khuyến khích bổ sung.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí y học The Lancet đã đánh giá mức độ vitamin D ở 3.960 phụ nữ trong suốt thai kỳ của họ.

Lượng khoáng chất của xương (BMC), một đơn vị đo sức khỏe của xương ở những đứa con của các đối tượng tham gia nghiên cứu cũng đã được kiểm tra ở độ tuổi trung bình là 9,9 tuổi.

‘ Những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên tiếp tục bổ sung vitamin D. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thực hiện, các nhà nghiên cứu đã đo mức độ vitamin D ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Kết quả lượng vitamin D cao hơn trong những tháng mùa hè. Đối với các bà mẹ không phải người da trắng và những người hút thuốc trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này thấp hơn. Nhưng nhìn chung, không có mối liên hệ nào giữa mức độ vitamin D của mẹ và chỉ số BMC ở con của họ.

Tiến sĩ Tony Falconer, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ khoa Hoàng gia Anh giải thích: “Chúng tôi biết rằng Vitamin D điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của xương và răng. Khi nó ở mức thấp, nó liên quan đến nhiều vấn đề như sự hình thành xương và nguy cơ cao mắc các bệnh còi xương và loãng xương trong cuộc sống sau này”.

Nhóm phụ nữ đứng trước nguy cơ có mức vitamin D thấp bao gồm người Nam Á, người da đen ở châu Phi, Caribê hay có nguồn gốc Trung Đông, những phụ nữ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, phụ nữ béo phì (chỉ số BMI > 30 trước khi mang thai) và những người có chế độ ăn ít vitamin D. Vì vậy, các nhóm phụ nữ này cần tìm cách hấp thụ liều lượng vitamin D cần thiết.

Theo các chuyên gia y tế, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống và dinh dưỡng thích hợp thường xuyên chứ không riêng trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ.

Một lưu ý nữa cũng không nên bỏ qua là những phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ cao và thai phụ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo đủ lượng vitamin D trong thời gian mang thai và sau khi sinh để duy trì sức khỏe của mẹ và bé.

Hiện các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm về lợi ích, tác hại và liều lượng bổ sung vitamin D để có những khuyến cáo cụ thể hơn.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]