Bổ sung vitamin thế nào là hợp lý?

0

Như nhiều loại thuốc, vitamin cũng có mặt lợi và hại. Vì vậy bạn cần chú ý đến bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn là bổ sung vitamin để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, rau xanh, cải bắp, cải xoong, xoài, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ổi… (Nguồn: Internet)

Vitamim cũng được coi như một hệ thống phòng thủ, ngăn chặn tiến trình oxy hóa trong cơ thể và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng vitamin đúng liều lượng bởi không sẽ là lợi bất cập hại.    

Vitamin A cần thiết cho sức khỏe thị giác, ngoài ra, nó còn rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi. Tuy nhiên khi bổ sung vitamin A cho cơ thể, nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại sức khỏe nghiêm trọng. Với vitamin D, sự thặng dư cũng làm hàm lượng calcium trong máu tăng cao và chức năng của tim, phổi sẽ bị suy giảm. Vì vậy khi có dấu hiệu thiếu vitamin, bạn cần đến tư vấn bác sĩ về liều dùng. Trong bổ sung vitamin A, các chuyên gia y tế khuyên bạn chỉ cần dùng 7.500 mcg vitamin A mỗi ngày cho người trưởng thành. Với người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh gan thì không vượt quá 6.500mcg/ngày. Đối với phụ nữ mang thai, mức hấp thu tối đa là 3.000 mcg/ngày.

Đối với việc bổ sung canxi, với người lớn chỉ cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày, trẻ nhỏ là 700-1.000mg và 1.300mg cho thanh thiếu niên và phụ nữ mãn kinh. Nếu bổ sung vượt quá 2.000mg canxi/ngày sẽ làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.

Cũng như tất cả các loại thuốc, vitamin cũng có mặt lợi và hại. Vì vậy bạn cần chú ý đến bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn là bổ sung vitamin để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Các thức ăn có chứa vitamin:

Vitamin A có nhiều trong gan, cá, sữa

Tiền tố vitamin A có nhiều trong cà rốt, rau xanh, quả mơ, dưa chột, quả đào có màu vàng, ngô

Vitamin D có nhiều trong cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa

Vitamin E có nhiều trong bột mì, quả hạnh nhân

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, rau xanh, cải bắp, cải xoong, xoài, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ổi…

Vitamin B1 có nhiều trong gạo, bột mì, bột đậu xanh, thịt gà, nấm

Vitamin B6 có nhiều trong gan Bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…

Vitamin B9 (hay còn gọi là axit pholic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, đậu rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

Vitamin B12 có nhiều trong pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng.

Một số loại vitamin như A, D, K, E chỉ tan trong chất dầu, do vậy khi nấu thực phẩm có chứa những loại vitamin này, nên cho vào chút dầu mỡ.

Vitamin thường rất dễ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao, do vậy khi nấu thức ăn không nên nấu quá nhừ, quá lâu vitamin sẽ bay đi hết. Ngoài ra, khi sử dụng vitamin nên có lời khuyên và chỉ định của bác sĩ.

BACSI.com (Theo VTV)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]