Các cách chữa ho (P.1)

Nếu không may bị ho nên dùng những loại thảo dược để chữa trị, tránh sử dụng kháng sinh sẽ gây nên nhờn thuốc và việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.

0

Thời tiết trở lạnh đem theo nhiều không khí ẩm, gió và sương mù khiến cho trẻ em và ngay cả người lớn cũng bị ho. Ho dai dẳng suốt ngày khiến bạn mệt mỏi, gầy sút, sức khỏe bị suy giảm nhiều và ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Cách chữa ho hiệu quả và an toàn

1. Lá húng chanh

Húng chanh là một loại cỏ lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng cưa, trên bề mặt lá có nhiều lông, có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 - 3 lần trong ngày.

2. Gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm, kiện tì vị, ôn trung hạ khí, chống lạnh, giảm đau. Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết. Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong để dùng.

Một củ gừng nhỏ, rửa sạch, cho lên bếp ga nướng cho tới khi nóng cháy xém, kêu xèo xèo. Để nguội, lột vỏ (gừng nướng lột vỏ rất dễ). Cắt nhỏ, giã (hoặc ép) cho ra nước, sau đó trộn một ít mật ong (liều lượng tùy người uống). Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng. Có thể làm một lần để tủ lạnh, lần sau cho vào lò vi sóng quay 1 chút cho ấm lên.

3. Nghệ tươi

Nghệ là loại gia vị chữa được ho một cách hiệu quả. Dùng củ nghệ trị ho trẻ em là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến, dễ làm.

Bỏ một nhúm muối vào một ly nước nóng, rồi khuấy cho đều. Sau đó trộn thêm vào đó một muỗng trà bột nghệ. Hãy uống hết hỗn hợp này trong một ngày và tiếp tục thực hiện như thế trong vòng ba ngày sau đó, bạn sẽ thấy hiệu quả ngoài mong đợi. Phương thuốc này còn giúp ngăn ngừa và bảo vệ cuống họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

4. Lá diếp cá

Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa viêm phổi, viêm họng, táo bón, mụn nhọt,... Rau diếp cá còn là loại kháng sinh chữa ho và sốt tự nhiên.

Diếp cá rửa sach, giã nhỏ, chắt lấy 1 bát nước vo gạo đặc, sau đó cho diếp cá đã giã nhỏ và nước vo gạo vào nồi đun sôi nhỏ lửa khỏang 20 phút cho diếp ca nhừ nát rồi bắc ra để nguội, lọc lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 3 lần sau khi ăn 1 tiếng để phát huy công dụng hiệu quả nhất.

5. Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực có tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc. Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng làm thuốc cần chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi.

Lấy khoảng 20 - 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp hấp thêm với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g.

6. Lá trầu không và nghệ

Nghệ vàng 10 - 15g, lá trầu không 5 - 6 lá.

Rửa sạch các loại nguyên liệu đem xay nhuyễn, chế khoảng 1/3 bát nước sôi để nguội lọc lấy nước cốt, chia nhỏ uống 4 – 5 lần trong ngày sáng, trưa, tối mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, thường uống 1 – 2 ngày là có kết quả.

7. Cây xương sông

Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.

Sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]